Ngoài các phương pháp dạy học đã được giới thiệu trong Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực quý Thầy/Cô còn biết các phương pháp dạy học nào khác để phát triển phẩm chất và năng lực trong môn Tin học THCS?
cùng trao đổi kiến thức vs các bạn thầy cô
thường xuyên luyện hát
thường xuyện sd đồ dùng đệm hát như :đàn piano, …….
nắm dc ý nghĩ và tính chất của bài hát
biết tên bài hát ,tác giả hoặc tranh ảnh và có nội dung phù hợp để học sinh liên tưởng
hết hơi ngắn
– Phương pháp tổ chức trò chơi
– Phương pháp bàn tay nặn bột
Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm, nghiên cứu, áp dụng giảng dạy cho các môn học tự nhiên. Phương pháp này chú trọng tới việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hoặc điều tra. Với một vấn đề khoa học, học sinh có thể đặt ra câu hỏi, giả thiết từ hiểu biết ban đầu, tiến hành thí nghiệm, nghiên cứu, kiểm chứng, so sánh, phân tích, thảo luận và đưa ra kết luận phù hợp.
Phương pháp này kích thích sự tò mò, ham mê khám phá của học sinh.
Vai trò của GV –HS : Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, BTNB luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên:
Thầy cô giáo sẽ nêu vấn đề để học sinh tự đi tìm tình huống cần giải quyết thông qua hoạt động thực hành, thí nghiệm do chính các em tự làm, hoạt động thảo luận nhóm để đưa ra những giả thiết.
Thầy cô sẽ giúp học sinh chứng minh những giả thiết của các em và cùng các em tìm ra câu trả lời đúng.
Mục tiêu của BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.
Giảng dạy khoa học dựa trên tìm tòi khám phá.
Tiến trình của 1 giờ dạy theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Bước 1: Đưa ra tình huống có vấn đề và xác định vấn đề cần giải quyết.
Bước 2: Tổ chức các hoạt động để giải quyết vấn đề.
Bước 3: Củng cố, định hướng mở rộng
Tiến trình của một thực nghiệm: Gồm có 5 bước:
B1: Đưa ra tình huống có vấn đề.
B2: HS làm việc cá nhân hc theo nhóm ( đưa ra câu hỏi, dự đoán kết quả, giải thích)
B3: Tiến hành thực nghiệm.
B4: So sánh kết quả với dự đoán.
B5: Kết luận, mở rộng.
Vai trò của người giáo viên:
* GV là người hướng dẫn:
– Đề ra những tình huống, những thử thách.
– Định hướng các hoạt động.
– Thu hẹp những cái có thể.
– Chỉ ra thông tin.
* Giáo viên là người trung gian:
– Là nhà trung gian giữa “thế giới” khoa học (Các kthức & T.Hành) và HS
– Là người đàm phán với học sinh những thay đổi nhận thức liên quan với những câu hỏi được xử lí, với các thiết bị thực nghiệm thích đáng, với mô hình giải thích hợp lí.
– Đảm bảo sự đóan trước và giải quyết các xung đột nhận thức.
– Hành động bên cạnh với mỗi học sinh cũng như với mỗi nhóm học sinh và cả lớp.
Vai trò của học sinh trong giờ học với PPBTNB:
– HS quan sát một hiện tượng của thế giới thực tại và gần gũi với chúng về đề tài mà từ đó chúng sẽ hình thành các nghi vấn.
– HS tìm tòi, suy nghĩ và đề ra những bước đi cụ thể của thực nghiệm, hoặc chỉnh lí lại những ca thất bại nhờ tra cứu tư liệu.
– HS trao đổi và lập luận trong QT hoạt động, chúng chia sẻ với nhau những ý tưởng của mình, cọ sát những quan điểm của nhau và hình thành những kết luận tạm thời hoặc cuối cùng bằng ghi chép, biết phát biểu.
Như vậy là học sinh đã biết nghe lời người khác, hiểu người khác, tôn trọng người khác và biết bảo vệ ý kiến của mình.