Người ta thả 400g nước đá ở – 10 độ c, vào trong chậu nước bằng đồng có khối lượng 0,5kg và lượng nước trong chậu là 1kg thì sau khi cân bằng nhiệt người ta thấy lượng nước đá tăng thêm 100g. Hãyy tính nhiệt độ ban đầu của nước.
Đáp án:
$t’≈-5,968^{o}C$
Giải thích các bước giải:
$m=400g=0,4kg$
$t=-10^{o}C$
$c=1800J/kg.K$
$λ=3,34.10^{5} J/kg$
$m_{1}=0,5kg$
$c_{1}=380J/kg.K$
$m_{2}=1kg$
$c_{2}=4200J/kg.K$
$m’=100g=0,1kg$
$t’=?$
Vì sau khi cân bằng nhiệt người ta thấy lượng nước đá tăng thêm $100g$ nên nhiệt lượng mà nước tỏa ra không đủ để làm chảy khối nước đá
⇒ Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là $0^{o}C$
Gọi nhiệt độ ban đầu của nước và chậu đồng là $t’^{o}C$
Nhiệt lượng mà nước và chậu đồng tỏa ra để hạ xuống $0^{o}C$ là :
$Q_{tỏa_{1}}=(m_{1}.c_{1}+m_{2}.c_{2}).Δt=(0,5.380+1.4200).(t’-0)=4390t'(J)$
Nhiệt lượng mà $100g$ nước ở $0^{o}C$ tỏa ra để đông đặc hoàn toàn là :
$Q_{tỏa_{2}}=λ.m’=3,34.10^{5} .0,1=33400(J)$
Tổng nhiệt lượng mà nước đã tỏa ra là :
$Q_{tỏa}=Q_{tỏa_{1}}+Q_{tỏa_{2}}=4390t’+33400(J)$
Nhiệt lượng để khối nước đá tăng nhiệt độ lên $0^{o}C$ là :
$Q_{thu}=m.c.Δt’=0,4.1800.(0+10)=7200(J)$
Phương trình cân bằng nhiệt :
$Q_{tỏa}=Q_{thu}$
$4390t’+33400=7200$
$4390t’=-26200$
$t’≈-5,968^{o}C$
Vậy nhiệt độ ban đầu của nước và chậu đồng là $t’≈-5,968^{o}C(????)$
Đáp án:
Tóm tắt:
`m_1=400g=0,4 \ kg`
`t_1=-10^oC`
$c_1=2100 \ J/kg.K$
`m_2=1 \ kg`
$c_2=4200 \ J/kg.K$
`m_3=0,5 \ kg`
$c_3=380 \ J/kg.K$
`t=0^oC`
`m=100g=0,1 \ kg`
———————————-
`t_2=?`
Giải:
Lượng nước đá tăng thêm 100g → Có 100g nước đông đặc thành nước đá
Vì nước không đông đặc hết nên nhiệt độ cân bằng là 0°C
Nhiệt lượng do nước đá thu vào để tăng từ -10°C → 0°C:
`Q_1=m_1c_1(t-t_1)=0,4.2100.[0-(-10)]=8400 \ (J)`
Nhiệt lượng do nước và chậu đồng tỏa ra để giảm từ t2 (°C) → 0°C:
`Q_2=(m_2c_2+m_3c_3)(t_2-t)=(1.4200+0,5.380)t_2=4390t_2`
Nhiệt lượng do 100g nước tỏa ra để đông đặc thành nước đá:
`Q_3=m\lambda=0,1.336000=33600 \ (J)`
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt:
`Q_1=Q_2+Q_3`
→ `8400=4390t_2+33600`
→ $t_2=-5,74 \ (^oC)$ (Đề sai?)