Người ta thả một miếng nhôm ở nhiệt độ 100 độ C vào 300g nước ở nhiệt độ 58 độ C ,kết quả làm nước nóng lên tới 61 độ C.

By Adalyn

Người ta thả một miếng nhôm ở nhiệt độ 100 độ C vào 300g nước ở nhiệt độ 58 độ C ,kết quả làm nước nóng lên tới 61 độ C.
a.Tính nhiệt độ của nhôm sau khi cân bằng nhiệt.
b.Tính nhiệt lượng thu vào của nước để nc nóng lên.
c.Tính khối lg của miếng nhôm biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K và nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K
GIÚP MIK VS,SẮP THI HỌC KÌ RỒI….

0 bình luận về “Người ta thả một miếng nhôm ở nhiệt độ 100 độ C vào 300g nước ở nhiệt độ 58 độ C ,kết quả làm nước nóng lên tới 61 độ C.”

  1. Đáp án :

     Nhiệt độ của nhôm khi cân bằng nhiệt là 61°C

    Nhiệt lượng nước thu vào là 3780 J

    Khối lượng miếng nhôm là 0,11kg

    Giải thích các bước giải : 

     Nhiệt độ cuối cùng của nước là 61°C nên nhiệt độ cuối cùng của nhôm sau khi có sự cân bằng nhiệt là 61°C

    Nhiệt lượng mà nước thu vào

    Q1=0,3.4200.(61-58)=3780 (J)

    Gọi m (kg) là khối lượng của miếng nhôm

    Nhiệt lượng mà miếng nhôm tỏa ra

    Q2=m.880.(100-61) = 34320.m (J)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt

    Q1=Q2

    => 3780=34320.m

    => m = 0,11 (kg)

    Vậy khối lượng của miếng nhôm là 0,11kg

    Trả lời
  2. Đáp án:

     CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!!!!

    Giải thích các bước giải:

    a)

    Nhiệt độ của nhôm sau khi cân bằng nhiệt bằng nhiệt độ của nước sau khi cân bằng nhiệt là 61⁰C.

    b)

    Nước:

       m1 = 300 (g) = 0,3 (kg)

       c1 = 4200 (J/kg.K)

       Δt1 = 61 – 58 = 3 (⁰C)

    Nhiệt lượng nước thu vào là:

       Q1 = m1.c1.Δt1 = 0,3.4200.3 = 3780 (J)

    c)

    Nhôm:

       Q2 = Q1 = 3780 (J)

       c2 = 880 (J/kg K)

       Δt2 = 100 – 61 = 39 (⁰C)

    Khối lượng nhôm là:

       m2 = Q2/c2.Δt2 = 3780/880.39

              = 63/572 ≈ 0,11 (kg)

    Trả lời

Viết một bình luận