nguyễn ái quốc lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản vào thời gian nào ? nhưỡng điều kiện tác động đến sự lựa chọn đó

nguyễn ái quốc lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản vào thời gian nào ? nhưỡng điều kiện tác động đến sự lựa chọn đó

0 bình luận về “nguyễn ái quốc lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản vào thời gian nào ? nhưỡng điều kiện tác động đến sự lựa chọn đó”

  1. *Ngày 5-6-1911. 

    * Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.

    – Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.

    – Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

    Bình luận
  2. Trong bối cảnh lịch sử đó, cũng như nhiều người Việt Nam yêu nước đương thời, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đã rất trăn trở về vận nước, tìm mọi cách để giải phóng dân tộc. Nguyễn Tất Thành “đi tìm hình của Nước” như nhà thơ Chế Lan Viêt đã nói thực chất là đi tìm mô hình xã hội tương lai của nước Việt Nam. Mô hình xã hội ấy không phải là một đất nước độc lập với thể chế chính trị xã hội phong kiến cũ kỹ như các bậc tiền bối xác định, hay chế độ tư bản kiểu Nhật, kiểu Pháp, hay kiểu Trung Hoa Dân Quốc  mà các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học chủ trương. Người cho rằng “nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”([2])..  Ý nguyện của Nguyễn Tất Thành khi đi ra nước ngoài, tháng 6  năm 1911 là tìm kiếm một thể chế chính trị mới cho Việt Nam sau khi nước nhà được độc lập, là ở đó nhân dân làm chủ xã hội, họ không chỉ được thoát khỏi ách thống trị của các thế lực ngoại bang, mà còn thoát khỏi ách nô lệ của bọn vua quan phong kiến trong nước. Nghĩa mà cuộc hành trình đi tìm đường để về “cứu giúp đông bào” của Nguyễn Tất Thành là cuộc đi tìm một con đường tranh đấu không chỉ nhằm giải quyết một mục tiêu đơn lẻ như người xưa là “độc lập dân tộc”, mà có mục tiêu “kép” là “độc lập dân tộc và người cày có ruộng”, sâu xa hơn là cứu nước và cứu dân.

    Bình luận

Viết một bình luận