Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427). Em nhận xét gì về hành động Lê Lai liều mình cứu Lê Lợi 5*+ctlhn nha

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427). Em nhận xét gì về hành động Lê Lai liều mình cứu Lê Lợi
5*+ctlhn nha

0 bình luận về “Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427). Em nhận xét gì về hành động Lê Lai liều mình cứu Lê Lợi 5*+ctlhn nha”

  1. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn(nguyên nhân thắng lợi):

    -Niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân đạo sáng ngời.

    -Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi vẻ vang là do nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết toàn dân, ý chí bất khuất quyết tâm giành lại độc lập, tự do cho đất nước.

    -Có sự lãnh đạo của các nhà anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… với đường lối kháng chiến, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo.

    -Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã biết dựa vào dân, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ dân tộc.

    Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn(ý nghĩa lịch sử):

    -Kết thúc đô hộ  tàn bạo của phong kiến nhà minh.

    -Đất nước sạch bóng quân xâm lược,giành lại được độc lập,tự chủ.

    -Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội,đất nước,dân tộc VN-thời Lê sơ.

    *Nhận xét về hành hành động Lê Lai liều mk cứu Lê Lợi:

    Hành động này của Lê Lai đã nói lên lòng trung thành,niềm tin,tinh thần hi sinh về sự nghiệp chung của đất nước,…Với sự hi sinh của Lê Lai ,nghĩa quân Lam sơn ko chỉ bảo toàn được lực lượng chỉ đạo nòng cốt mà còn giữ vững được tinh thần bất khuất ,chiến đấu kiên cường ,buộc kẻ thù phải chấp nhận giảng hoà.

    Bình luận
  2. – Nguyên nhân:

     + Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc tự do cho đất nước.

     + Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc KN, ủng hộ, tiếp tế lương thực, gia nhập nghĩa quân.

    – Ý nghĩa:

    + Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

    + Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc-thời Lê Sơ.

    ___________________

    Hành động này của Lê Lai không chỉ giúp ích cho nghĩa quân Lam Sơn lúc bấy giờ, mà còn góp phần vì sự nghiệp chung của đất nước. Năm 1418, Lê Lai đã hi sinh vì chủ tướng (Lê Lợi) để có thể giúp nghĩa quân có thể thoát khỏi vòng vây của địch. Từ đó đến cuối năm 1421, nhờ hành động hi sinh cao cả của Lê Lai, nghĩa quân đã củng cố lại lực lượng, tuyển thêm binh lính, xây dựng phòng tuyến,… (vì quân Minh đã tưởng Lê Lợi đã chết)

    Bình luận

Viết một bình luận