Nguyễn Xuân Khánh đã đem đến cho người đọc góc nhìn như thế nào về nhân vật Hồ Quý Ly
0 bình luận về “Nguyễn Xuân Khánh đã đem đến cho người đọc góc nhìn như thế nào về nhân vật Hồ Quý Ly”
Đọc tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, người đọc cảm nhận sâu sắc những “di chứng” mà con người phải gánh chịu từ thảm hoạ chiến tranh, các cuộc thanh trừng và những âm mưu giành giật địa vị chốn cung cấm, sự áp bức và bóc lột của giới cầm quyền, các chính sách và nghi kị về sắc tộc, tôn giáo, v.v. Tác phẩm văn học đã làm những điều mà chính sử đã bỏ qua khi đem đến một thực tế “sâu thẳm” về những số phận con người. Những cái chết thảm khốc của sư cụ chùa Đà La, của cụ Sử Văn Hoa, v.v. mãi là những dấu hỏi nặng nề về số phận và giá trị của con người trong những tao loạn của thời cuộc. Ai đã đang tâm giết một con người suốt cuộc đời cần mẫn muốn ghi lại “hồn núi, hồn sông” của dân tộc? Và biết bao số phận những con người lương thiện cũng bị “trôi dạt” theo rất nhiều lẽ rất riêng bởi sự chi phối của lịch sử. Cô nô tì con sáo đã phải trốn chạy thói hám sắc của tên địa chủ Trần Tùng và sống một cuộc đời ẩn dật nơi cửa chùa từ bi. Số phận của Phạm Sinh và Hạnh rồi sẽ ra sao? Họ mang trên vai thiên chức và trọng trách mà nhà viết sử chân chính giao phó, nhưng chính họ đang phải “chạy đua” với chính lịch sử để bảo toàn mạng sống cho bản thân mình.
Hồ Quý Ly đã thể hiện một tư duy và cách biểu hiện tiểu thuyết phi truyền thống của Nguyễn Xuân Khánh. Nhà văn chủ động trong việc làm chủ tác phẩm và sử dụng lịch sử như một phương tiện nhằm thể hiện những ý đồ tư tưởng. Thành công trong việc tái hiện lại không khí của quá khứ nhưng đó không phải là mục tiêu cao nhất mà tác phẩm hướng tới. Tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh đi tới những chiều sâu thẳm nhất của tâm hồn con người và những sự kiện lịch sử. Tác phẩm là những “cánh cửa còn để ngỏ” buộc người đọc cần phải suy nghĩ về những vấn đề của đời sống đương đại.
Người đọc tìm thấy ở Hồ Quý Ly thời khoảng đầy biến động của lịch sử dân tộc (cuối Trần sang Hồ) với những nhân vật lịch sử và tâm sự của họ đã trở thành vấn đề tranh cãi chưa hẳn đã đồng nhất từ trước đến nay. Với tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh đã thể hiện cách đánh giá mới, khách quan hơn về triều đại nhà Hồ, về nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly với bi kịch của người cải cách đi trước thời đại, …
Đọc tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, người đọc cảm nhận sâu sắc những “di chứng” mà con người phải gánh chịu từ thảm hoạ chiến tranh, các cuộc thanh trừng và những âm mưu giành giật địa vị chốn cung cấm, sự áp bức và bóc lột của giới cầm quyền, các chính sách và nghi kị về sắc tộc, tôn giáo, v.v. Tác phẩm văn học đã làm những điều mà chính sử đã bỏ qua khi đem đến một thực tế “sâu thẳm” về những số phận con người. Những cái chết thảm khốc của sư cụ chùa Đà La, của cụ Sử Văn Hoa, v.v. mãi là những dấu hỏi nặng nề về số phận và giá trị của con người trong những tao loạn của thời cuộc. Ai đã đang tâm giết một con người suốt cuộc đời cần mẫn muốn ghi lại “hồn núi, hồn sông” của dân tộc? Và biết bao số phận những con người lương thiện cũng bị “trôi dạt” theo rất nhiều lẽ rất riêng bởi sự chi phối của lịch sử. Cô nô tì con sáo đã phải trốn chạy thói hám sắc của tên địa chủ Trần Tùng và sống một cuộc đời ẩn dật nơi cửa chùa từ bi. Số phận của Phạm Sinh và Hạnh rồi sẽ ra sao? Họ mang trên vai thiên chức và trọng trách mà nhà viết sử chân chính giao phó, nhưng chính họ đang phải “chạy đua” với chính lịch sử để bảo toàn mạng sống cho bản thân mình.
Hồ Quý Ly đã thể hiện một tư duy và cách biểu hiện tiểu thuyết phi truyền thống của Nguyễn Xuân Khánh. Nhà văn chủ động trong việc làm chủ tác phẩm và sử dụng lịch sử như một phương tiện nhằm thể hiện những ý đồ tư tưởng. Thành công trong việc tái hiện lại không khí của quá khứ nhưng đó không phải là mục tiêu cao nhất mà tác phẩm hướng tới. Tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh đi tới những chiều sâu thẳm nhất của tâm hồn con người và những sự kiện lịch sử. Tác phẩm là những “cánh cửa còn để ngỏ” buộc người đọc cần phải suy nghĩ về những vấn đề của đời sống đương đại.
Người đọc tìm thấy ở Hồ Quý Ly thời khoảng đầy biến động của lịch sử dân tộc (cuối Trần sang Hồ) với những nhân vật lịch sử và tâm sự của họ đã trở thành vấn đề tranh cãi chưa hẳn đã đồng nhất từ trước đến nay. Với tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh đã thể hiện cách đánh giá mới, khách quan hơn về triều đại nhà Hồ, về nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly với bi kịch của người cải cách đi trước thời đại, …
Xin CTLHN UwU