Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học k2so4, cuso4, feso4, fe2(so4)3, al2(so4), mgso4, (nh4)2so4

Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học k2so4, cuso4, feso4, fe2(so4)3, al2(so4), mgso4, (nh4)2so4

0 bình luận về “Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học k2so4, cuso4, feso4, fe2(so4)3, al2(so4), mgso4, (nh4)2so4”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Cho từ từ dung dịch KOH vào các mẫu thử

    – mẫu thử tạo kết tủa màu đỏ nâu là Fe2(SO4)3

    – mẫu thử tạo kết tủa màu xanh lục là FeSO4

    – mẫu thử tạo kết tủa xanh lam là CuSO4 

    – mẫu thử tạo kết tủa trắng bền là MgSO4

    – mẫu thử tạo kết tủa keo trắng sau đó tan dần thành dung dịch trong suốt là Al2(SO4)3

    – mẫu thử tạo khí có mùi khai là (NH4)2SO4

    – mẫu thử không có hiện tượng gì là K2SO4

     

    Bình luận
  2. Trích mẫu thử, cho dd NaOH dư vào các mẫu trên:

    + Không ht: K2SO4

    + Kt xanh: CuSO4

    CuSO4+2NaOH->Cu(OH)2+Na2SO4

     + Kt trắng xanh: FeSO4

    FeSO4+2NaOH->Fe(OH)2+Na2SO4

    + Kt nâu đỏ: Fe2(SO4)3 

    Fe2(SO4)3+6NaOH->3Na2SO4+2Fe(OH)3

    + Kt trắng: MgSO4

    MgSO4+2NaOH->Mg(OH)2+Na2SO4

    + Có khí thoát ra: (NH4)2SO4

    (NH4)2SO4 + 2NaOH -> Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O

    + Kt trắng keo rồi tan: Al2(SO4)3

    Al2(SO4)3+6NaOH->2Al(OH)3+3Na2SO4

    Al(OH)3+NaOH->NaAlO2 + 2H2O

    Bình luận

Viết một bình luận