Dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, nền nông nghiệp nước ta hết sức nghèo nàn về cơ sở vật chất, lạc hậu về kỹ thuật và hoàn toàn dựa vào lao động thủ công và phụ thuộc vào thiên nhiên. Năng suất các loại cây trồng đều rất thấp. Năng suất lúa bình quân 1 ha thời kỳ 1930-1944 là 12 tạ, trong khi đó Thái Lan là 18 tạ và Nhật Bản là 34 tạ.
Ruộng đất phần lớn tập trung trong tay giai cấp địa chủ phong kiến và thực dân Pháp. Nhân dân lao động chiếm 97% số hộ nhưng chỉ sử dụng 36% ruộng đất. Trong nông thôn có tới 59,2% số hộ không có ruộng đất phải sống bằng cày thuê, cấy rẽ. Nghịch cảnh sâu sắc diễn ra dưới thời thực dân Pháp chiếm đóng: Hàng năm Việt Nam xuất khẩu trên 1 triệu tấn gạo trắng, nhưng nông dân Việt Nam, người làm ra lúa gạo, lại luôn luôn phải chịu cảnh đói nghèo. Năm 1945 có trên 2 triệu người chết đói. Cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn: cả nước chỉ có 12 công trình thuỷ nông nhỏ, đảm bảo tưới cho 15% diện tích canh tác, không có công trình tiêu úng nên lũ lụt thường xuyên xảy ra, bình quân 2 năm 1 lần vỡ đê. Nông nghiệp chủ yếu là quảng canh, năng suất cây trồng, vật nuôi rất thấp. Năm 1939 được coi là năm được mùa nhất trước cách mạng nhưng năng suất lúa bình quân cả nước cũng chỉ đạt hơn 10 tạ/ha.
Sản xuất công nghiệp rất nhỏ bé và què quặt, chủ yếu là công nghiệp khai thác mỏ và một số cơ sở công nghiệp nhẹ nhằm bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt và vơ vét tài nguyên khoáng sản. Từ năm 1930 đến năm 1945, thực dân Pháp đã khai thác: 2,76 triệu tấn than, 217.300 tấn kẽm, chì; 598.000 tấn sắt, măng gan, 1.384 kg vàng, 315.500 tấn phốt pho.
Trong hơn 10 năm, từ năm 1930 đến năm 1943, cả nước chỉ có khoảng 200 xí nghiệp công nghiệp và 90.000 công nhân, trong đó 60% là công nhân khai thác mỏ. Cả nước không có một cơ sở công nghiệp luyện kim, công nghiệp chế tạo thiết bị và hoá chất nào. Công nghiệp hàng tiêu dùng cũng chỉ có một số nhà máy đường, rượu, xay xát lương thực, dệt may, giấy với máy móc thiết bị cũ. Vào những năm 1938-1939, tỷ trọng công nghiệp chỉ chiếm 10% trong tổng giá trị sản lượng công nông nghiệp cả nước. Khu vực tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống bị kìm hãm và mai một. So với tổng số vốn đầu tư vào công nghiệp toàn Đông Dương thời kỳ 1913-1939, vốn đầu tư cho ngành mỏ chiếm 40%, riêng thời kỳ 1924-1930 là 52%.
Hậu quả về xã hội cũng rất nặng nề: Thực dân Pháp đã thực hiện một nền giáo dục nô dịch, trên 90% dân số mù chữ. Trung bình 1 vạn dân chỉ có 115 học sinh vỡ lòng, 210 học sinh tiểu học, 2 học sinh chuyên nghiệp và đại học.
Cơ sở y tế thiếu thốn và chủ yếu phục vụ cho quân đội viễn chinh Pháp và bọn tay sai phản động. Cả nước chỉ có 213 bác sĩ, 335 y sĩ, 264 nữ hộ sinh, bình quân 1 vạn dân mới có 0,23 bác sĩ và y sĩ.
Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính quyền Cách mạng ra đời chưa có thời gian củng cố, đã phải đương đầu với hàng loạt khó khăn thách thức của “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”. Đảng và Nhà nước ta đã bắt tay ngay vào giải quyết những khó khăn cấp bách của đời sống nhân dân, tăng cường thực lực cách mạng trên tất cả các phương diện chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội… Ngày 6/1/1946, tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Với âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa, thực dân Pháp bội ước nổ súng đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn và đổ bộ hàng nghìn quân lên Đà Nẵng (20/11/1946). Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Đảng và Chính phủ, nhân dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến đầy gian khổ nhưng rất anh hùng. Cùng với nhiệm vụ thực hiện cuộc kháng chiến chống chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, chúng ta đã thực hiện chuyển nền kinh tế tàn tích thực dân, phong kiến và thấp kém thành nền kinh tế dân chủ, độc lập phục vụ nhu cầu kháng chiến và kiến quốc.
Trong thời kỳ này (1946-1954) kinh tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng nên cùng với việc động viên nông dân tích cực tăng gia sản xuất, Chính phủ đã từng bước thực hiện các chính sách về ruộng đất, giảm tô, giảm tức. Năm 1949, sắc lệnh giảm tô, giảm tức được ban hành, đồng thời tạm cấp ruộng đất thu được của thực dân Pháp và địa chủ bỏ chạy vào vùng địch tạm chiếm chia cho nông dân nghèo. Nhờ đó, trong các vùng giải phóng, sản xuất nông nghiệp phát triển, sản lượng lương thực năm 1954 đạt gần 3 triệu tấn, tăng 13,7% so với năm 1946, tốc độ tăng giá trị sản lượng nông nghiệp ở miền Bắc trong 9 năm kháng chiến đạt 10%/năm. Nhiều cơ sở công nghiệp quan trọng phục vụ quốc phòng và sản xuất hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân được khôi phục và mở rộng.
Chỉ tính riêng từ năm 1945 đến tháng 4/1953 ở vùng tự do và đến tháng 7/1954 ở vùng mới giải phóng, nông dân miền Bắc đã được chia 475.900 ha ruộng đất và ở Nam Bộ, chính quyền cách mạng đã chia cho nông dân 410.000 ha. Do lực lượng sản xuất được giải phóng, sản xuất nông nghiệp vùng giải phóng đạt mức tăng trưởng khá. Sản lượng lương thực quy thóc đạt 2,95 triệu tấn, tăng 13,7% so với năm 1946, trong đó riêng thóc đạt 2,3 triệu tấn tăng 15,9%.
Công nghiệp và thủ công nghiệp kháng chiến được xây dựng, đặc biệt là công nghiệp quốc phòng đã góp phần không nhỏ đáp ứng nhu cầu chiến đấu và tiêu dùng. Ngoài số lượng lớn về vũ khí đạn dược, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu được sản xuất ngày càng nhiều. Từ năm 1946-1950 đã sản xuất 20.000 tấn than cốc, 800 kg ăngtimoan. Từ năm 1950 đến cuối năm 1952 sản xuất được 29,5 tấn thiếc, 43,0 tấn chì. Những năm 1950-1954 đã sản xuất được 169,3 triệu mét vải, 31.700 tấn giấy.
Cùng với nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, sự nghiệp giáo dục-chống giặc dốt được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, đi đôi với chống giặc ngoại xâm, giặc đói. Từ 1946 đến 1954 có 10,5 triệu người thoát nạn mù chữ.
Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kiệt quệ vì sự bóc lột lâu dài của đế quốc và phong kiến, dân tộc ta đã đứng lên kháng chiến 9 năm gian khổ chống thực dân Pháp, kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
Thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1975
Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nước ta đứng trước một tình hình mới, cách mạng Việt Nam thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành cuộc cách mạng độc lập dân tộc trong cả nước.
Sau khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc (1954), sản xuất công nghiệp từng bước được khôi phục và phát triển. Trong 3 năm khôi phục kinh tế (1955-1957) và tiếp theo là kế hoạch 5 năm 1961-1965 với đường lối công nghiệp hóa, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp được phục hồi và xây dựng.
Từ năm 1965 đến 1975, tuy miền Bắc phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nhưng sản xuất công nghiệp vẫn được duy trì và phát triển. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1975 tăng gấp 16,6 lần năm 1955, bình quân tăng mỗi năm 14,7%. Hầu hết các sản phẩm công nghiệp tính bình quân đầu người năm 1975 đã đạt mức cao hơn nhiều so với năm 1955, trong đó: điện gấp 13,8 lần, than 4,8 lần, xi măng 25,2 lần, giấy 14,5 lần, vải 4,8 lần, đường 4 lần. Năm 1975 miền Bắc đã có 1.335 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, tăng 323 xí nghiệp so với năm 1960. Một số ngành công nghiệp nặng có năng lực sản xuất khá lớn. Vị trí của công nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội tăng từ 32,7% năm 1960 lên 42,6% năm 1975; thu nhập quốc dân từ 18,2% lên 28,7% trong 15 năm tương ứng.
Sản lượng lương thực qui thóc từ 3,76 triệu tấn năm 1955 tăng lên 5,49 triệu tấn năm 1975; đàn lợn từ 2,45 triệu con lên 6,75 triệu con.
Hoạt động thương mại được chú trọng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội năm 1975 so với năm 1955 tăng gấp 7,8 lần; kim ngạch xuất khẩu tăng 21,3 lần; kim ngạch nhập khẩu tăng 11,8 lần. Tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu tăng từ 9,1% năm 1945 lên 17,0% năm 1955; riêng thời kỳ 1958-1964 đạt tỷ lệ 63,7%.
Để hỗ trợ cho nông nghiệp và nông thôn khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh và tàn dư của chế độ phong kiến, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và chính sách kinh tế, tài chính tích cực, trong đó nổi bật nhất là cải cách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, 810.000 ha đất nông nghiệp của địa chủ được tịch thu và chia cho nông dân nghèo. Sau 3 năm khôi phục kinh tế (1955-1957), diện tích gieo trồng tăng 23,5%, năng suất lúa tăng 30,8%, sản lượng lương thực tăng 57%, lương thực bình quân đầu người tăng 43,6%, đàn trâu tăng 44,2%, đàn bò tăng 39%, đàn lợn tăng 20% so với năm 1939. Trong hoàn cảnh sau chiến tranh nhưng kết quả đạt được như trên là rất đáng ghi nhận, trong đó nổi bật nhất là lương thực bình quân đầu người năm 1957 đã đạt 303 kg. Đến năm 1957, nền kinh tế miền Bắc được phục hồi vượt mức cao nhất dưới thời Pháp thống trị (1939).
Sau khi thu được những kết quả quan trọng trong khôi phục kinh tế, Hội nghị Trung ương lần thứ 14 (11/1958) đã vạch ra kế hoạch 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế, văn hóa. Những năm 1958-1960, nền kinh tế miền Bắc có những chuyển biến đáng kể.
Trong 5 năm 1961-1965, nhân dân miền Bắc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Quan hệ sản xuất mới tiếp tục được củng cố, cơ sở vật chất được tăng cường, bước đầu có sự tìm tòi cải tiến cung cách làm ăn qua các cuộc vận động “ba xây ba chống” và “cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật”, giáo dục văn hóa, y tế phát triển mạnh mẽ. Đến năm 1965, có 88,8% số hộ nông dân vào hợp tác xã sản xuất nông nghiệp; trong đó 71,7% số hộ lên hợp tác xã bậc cao. Nền nông nghiệp hợp tác hóa cùng giai cấp nông dân tập thể đã hình thành và phát triển. Tốc độ tăng bình quân về giá trị tổng sản lượng nông nghiệp là 4,1%. Năm 1965 đã có 9 huyện và 125 hợp tác xã đạt năng suất bình quân từ 5 tấn thóc/ha trở lên. Đầu năm 1965 đã xây dựng được 3.139 điểm cơ khí nhỏ, 7 trạm và 32 đội máy kéo, 33 công trình thuỷ lợi lớn, 1.500 công trình vừa và nhỏ được khôi phục và xây dựng, bảo đảm tưới tiêu chủ động cho hơn 500.000 ha diện tích trồng trọt. Nông nghiệp miền Bắc từ một nền nông nghiệp lạc hậu, độc canh, năng suất thấp dần dần trở thành một nền nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện.
Công nghiệp miền Bắc thời kỳ này đã có bước phát triển khá. Từ những cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ bé, chủ yếu là khai thác nguyên liệu và sửa chữa nhỏ nay đã bắt đầu sản xuất một phần tư liệu sản xuất và phần lớn những vật phẩm tiêu dùng của nhân dân. Vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân bước đầu được phát huy. Các ngành công nghiệp chủ yếu như điện, cơ khí, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng… đã hình thành và phát triển nhanh, nhất là ngành điện và ngành cơ khí. Đến năm 1965 đã xây dựng được 1.132 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh. Nhiều khu công nghiệp phát triển và hình thành ở Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên, Nam Định, Vinh, Hồng Quảng.
Cuối năm 1964, miền Bắc hoàn thành những mục tiêu cơ bản của kế hoạch 5 năm 1961-1965. Đánh giá những chuyển biến của miền Bắc, tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (27/3/1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới”.
Giai đoạn 1965-1970, trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, miền Bắc vẫn vững vàng vừa sản xuất vừa chiến đấu, vừa làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn với tiền tuyến lớn. Công cuộc khôi phục kinh tế và phát triển sản xuất đã thu được kết quả. Sản lượng lương thực năm 1970, toàn miền Bắc đạt 5.278.900 tấn, tăng hơn năm 1969 hơn nửa triệu tấn. Năng suất lúa cả năm đạt 43,11 tạ trên 1 ha ruộng hai vụ. Tỉnh Thái Bình và thành phố Hà Nội đạt năng suất bình quân trên 5 tấn thóc/ha. 30 huyện, 2.265 hợp tác xã đạt năng suất bình quân 5 tấn thóc/ha. Thu nhập bình quân đầu người của gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp tăng 20% so với năm 1965.
Sản xuất công nghiệp cũng có những chuyển biến tốt. Những cơ sở công nghiệp bị địch đánh phá phần lớn đã được khôi phục trong năm 1970. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp vượt mức kế hoạch 2,5%, xấp xỉ bằng năm 1965. Phần lớn các sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp đều đạt hoặc vượt mức kế hoạch năm.
Sau thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân lần thứ hai của đế quốc Mỹ năm 1972, hai năm 1972-1973, công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc được tiến hành khẩn trương. Năm 1974, hai vụ lúa được mùa. Sản xuất lúa cả năm đạt 5.468.800 tấn (năm 1973 đạt 4.468.000 tấn). Năng suất bình quân một vụ lúa đạt 24,18 tạ/ha. Năm 1974 có 9 tỉnh, 107 huyện và 4.226 hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn thóc/ha ruộng hai vụ lúa. Tỉnh Thái Bình, lá cờ đầu về năng suất lúa của miền Bắc đạt trên 7 tấn thóc/ha. Hệ thống thủy nông được phục hồi và nâng cấp. Năm 1974, giá trị tổng sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệp vượt kế hoạch 4%, so với năm 1973 tăng 15%. So với năm 1960, số xí nghiệp công nghiệp ở miền Bắc năm 1975 tăng 32%, khu vực kinh tế quốc doanh chiếm 88,4% tổng sản phẩm xã hội và 84,1% thu nhập quốc dân. Nhiều bến cảng, đường giao thông thủy bộ được phục hồi nhanh chóng. Nhiều cầu được sửa chữa, xây dựng lại.
Có thể nói, miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội xuất phát từ một nền kinh tế hết sức nghèo nàn lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Song, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân miền Bắc không những làm tròn sứ mệnh là hậu phương lớn đối với miền Nam ruột thịt, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, mà còn giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc cải tạo và xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa và nâng cao đời sống nhân dân.
Mặc dù trong khoảng thời gian 20 năm thì 11 năm miền Bắc vừa sản xuất vừa chiến đấu chống cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của Mỹ, song kinh tế-xã hội vẫn đạt được bước phát triển nhất định.
Cùng với phát triển kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cũng nâng lên. Lấy năm 1957 làm gốc so sánh, Quỹ tiêu dùng của nhân dân tính bình quân đầu người tăng 82,8%; thu nhập bình quân đầu người của gia đình công nhân viên chức tăng 48,5%; của gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp tăng 73,8%.
Hoạt động giáo dục, y tế đạt được những thành tựu to lớn. Số người đi học năm 1955 là 1.288.000 người thì đến năm 1975 đạt 6.796.900 người, tăng gấp 5,3 lần, trong đó trung học chuyên nghiệp là từ 2.800 người lên 83.500 người, tăng gấp 29,8 lần, đại học từ 1.200 và 61.100 người, tăng gấp 50,9 lần. Tính bình quân cho 1 vạn dân, năm 1955 có 949 người đi học thì đến năm 1975 có 2.769 người, tăng gấp 2,9 lần, trong đó trung học chuyên nghiệp và đại học là 2,9 người và 59 người, tăng gấp 20,3 lần.
Trình bày tình hình kinh tế dưới thời Đinh – Tiền Lê:
– Nông nghiêp:
+ Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của làng xã.
+ Hàng năm vào mùa Xuân, vua Lê thường về các địa phương cày tịch điền.
+ Đào vát kênh mương, khai khẩn đất hoang.
– Thủ công nghiệp:
+ Xuất hiện xưởng thủ công nhà nước.
+ Nghề thủ công cổ truyền phát triển
Dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, nền nông nghiệp nước ta hết sức nghèo nàn về cơ sở vật chất, lạc hậu về kỹ thuật và hoàn toàn dựa vào lao động thủ công và phụ thuộc vào thiên nhiên. Năng suất các loại cây trồng đều rất thấp. Năng suất lúa bình quân 1 ha thời kỳ 1930-1944 là 12 tạ, trong khi đó Thái Lan là 18 tạ và Nhật Bản là 34 tạ.
Ruộng đất phần lớn tập trung trong tay giai cấp địa chủ phong kiến và thực dân Pháp. Nhân dân lao động chiếm 97% số hộ nhưng chỉ sử dụng 36% ruộng đất. Trong nông thôn có tới 59,2% số hộ không có ruộng đất phải sống bằng cày thuê, cấy rẽ. Nghịch cảnh sâu sắc diễn ra dưới thời thực dân Pháp chiếm đóng: Hàng năm Việt Nam xuất khẩu trên 1 triệu tấn gạo trắng, nhưng nông dân Việt Nam, người làm ra lúa gạo, lại luôn luôn phải chịu cảnh đói nghèo. Năm 1945 có trên 2 triệu người chết đói. Cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn: cả nước chỉ có 12 công trình thuỷ nông nhỏ, đảm bảo tưới cho 15% diện tích canh tác, không có công trình tiêu úng nên lũ lụt thường xuyên xảy ra, bình quân 2 năm 1 lần vỡ đê. Nông nghiệp chủ yếu là quảng canh, năng suất cây trồng, vật nuôi rất thấp. Năm 1939 được coi là năm được mùa nhất trước cách mạng nhưng năng suất lúa bình quân cả nước cũng chỉ đạt hơn 10 tạ/ha.
Sản xuất công nghiệp rất nhỏ bé và què quặt, chủ yếu là công nghiệp khai thác mỏ và một số cơ sở công nghiệp nhẹ nhằm bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt và vơ vét tài nguyên khoáng sản. Từ năm 1930 đến năm 1945, thực dân Pháp đã khai thác: 2,76 triệu tấn than, 217.300 tấn kẽm, chì; 598.000 tấn sắt, măng gan, 1.384 kg vàng, 315.500 tấn phốt pho.
Trong hơn 10 năm, từ năm 1930 đến năm 1943, cả nước chỉ có khoảng 200 xí nghiệp công nghiệp và 90.000 công nhân, trong đó 60% là công nhân khai thác mỏ. Cả nước không có một cơ sở công nghiệp luyện kim, công nghiệp chế tạo thiết bị và hoá chất nào. Công nghiệp hàng tiêu dùng cũng chỉ có một số nhà máy đường, rượu, xay xát lương thực, dệt may, giấy với máy móc thiết bị cũ. Vào những năm 1938-1939, tỷ trọng công nghiệp chỉ chiếm 10% trong tổng giá trị sản lượng công nông nghiệp cả nước. Khu vực tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống bị kìm hãm và mai một. So với tổng số vốn đầu tư vào công nghiệp toàn Đông Dương thời kỳ 1913-1939, vốn đầu tư cho ngành mỏ chiếm 40%, riêng thời kỳ 1924-1930 là 52%.
Hậu quả về xã hội cũng rất nặng nề: Thực dân Pháp đã thực hiện một nền giáo dục nô dịch, trên 90% dân số mù chữ. Trung bình 1 vạn dân chỉ có 115 học sinh vỡ lòng, 210 học sinh tiểu học, 2 học sinh chuyên nghiệp và đại học.
Cơ sở y tế thiếu thốn và chủ yếu phục vụ cho quân đội viễn chinh Pháp và bọn tay sai phản động. Cả nước chỉ có 213 bác sĩ, 335 y sĩ, 264 nữ hộ sinh, bình quân 1 vạn dân mới có 0,23 bác sĩ và y sĩ.
Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính quyền Cách mạng ra đời chưa có thời gian củng cố, đã phải đương đầu với hàng loạt khó khăn thách thức của “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”. Đảng và Nhà nước ta đã bắt tay ngay vào giải quyết những khó khăn cấp bách của đời sống nhân dân, tăng cường thực lực cách mạng trên tất cả các phương diện chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội… Ngày 6/1/1946, tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Với âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa, thực dân Pháp bội ước nổ súng đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn và đổ bộ hàng nghìn quân lên Đà Nẵng (20/11/1946). Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Đảng và Chính phủ, nhân dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến đầy gian khổ nhưng rất anh hùng. Cùng với nhiệm vụ thực hiện cuộc kháng chiến chống chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, chúng ta đã thực hiện chuyển nền kinh tế tàn tích thực dân, phong kiến và thấp kém thành nền kinh tế dân chủ, độc lập phục vụ nhu cầu kháng chiến và kiến quốc.
Trong thời kỳ này (1946-1954) kinh tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng nên cùng với việc động viên nông dân tích cực tăng gia sản xuất, Chính phủ đã từng bước thực hiện các chính sách về ruộng đất, giảm tô, giảm tức. Năm 1949, sắc lệnh giảm tô, giảm tức được ban hành, đồng thời tạm cấp ruộng đất thu được của thực dân Pháp và địa chủ bỏ chạy vào vùng địch tạm chiếm chia cho nông dân nghèo. Nhờ đó, trong các vùng giải phóng, sản xuất nông nghiệp phát triển, sản lượng lương thực năm 1954 đạt gần 3 triệu tấn, tăng 13,7% so với năm 1946, tốc độ tăng giá trị sản lượng nông nghiệp ở miền Bắc trong 9 năm kháng chiến đạt 10%/năm. Nhiều cơ sở công nghiệp quan trọng phục vụ quốc phòng và sản xuất hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân được khôi phục và mở rộng.
Chỉ tính riêng từ năm 1945 đến tháng 4/1953 ở vùng tự do và đến tháng 7/1954 ở vùng mới giải phóng, nông dân miền Bắc đã được chia 475.900 ha ruộng đất và ở Nam Bộ, chính quyền cách mạng đã chia cho nông dân 410.000 ha. Do lực lượng sản xuất được giải phóng, sản xuất nông nghiệp vùng giải phóng đạt mức tăng trưởng khá. Sản lượng lương thực quy thóc đạt 2,95 triệu tấn, tăng 13,7% so với năm 1946, trong đó riêng thóc đạt 2,3 triệu tấn tăng 15,9%.
Công nghiệp và thủ công nghiệp kháng chiến được xây dựng, đặc biệt là công nghiệp quốc phòng đã góp phần không nhỏ đáp ứng nhu cầu chiến đấu và tiêu dùng. Ngoài số lượng lớn về vũ khí đạn dược, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu được sản xuất ngày càng nhiều. Từ năm 1946-1950 đã sản xuất 20.000 tấn than cốc, 800 kg ăngtimoan. Từ năm 1950 đến cuối năm 1952 sản xuất được 29,5 tấn thiếc, 43,0 tấn chì. Những năm 1950-1954 đã sản xuất được 169,3 triệu mét vải, 31.700 tấn giấy.
Cùng với nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, sự nghiệp giáo dục-chống giặc dốt được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, đi đôi với chống giặc ngoại xâm, giặc đói. Từ 1946 đến 1954 có 10,5 triệu người thoát nạn mù chữ.
Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kiệt quệ vì sự bóc lột lâu dài của đế quốc và phong kiến, dân tộc ta đã đứng lên kháng chiến 9 năm gian khổ chống thực dân Pháp, kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
Thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1975
Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nước ta đứng trước một tình hình mới, cách mạng Việt Nam thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành cuộc cách mạng độc lập dân tộc trong cả nước.
Sau khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc (1954), sản xuất công nghiệp từng bước được khôi phục và phát triển. Trong 3 năm khôi phục kinh tế (1955-1957) và tiếp theo là kế hoạch 5 năm 1961-1965 với đường lối công nghiệp hóa, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp được phục hồi và xây dựng.
Từ năm 1965 đến 1975, tuy miền Bắc phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nhưng sản xuất công nghiệp vẫn được duy trì và phát triển. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1975 tăng gấp 16,6 lần năm 1955, bình quân tăng mỗi năm 14,7%. Hầu hết các sản phẩm công nghiệp tính bình quân đầu người năm 1975 đã đạt mức cao hơn nhiều so với năm 1955, trong đó: điện gấp 13,8 lần, than 4,8 lần, xi măng 25,2 lần, giấy 14,5 lần, vải 4,8 lần, đường 4 lần. Năm 1975 miền Bắc đã có 1.335 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, tăng 323 xí nghiệp so với năm 1960. Một số ngành công nghiệp nặng có năng lực sản xuất khá lớn. Vị trí của công nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội tăng từ 32,7% năm 1960 lên 42,6% năm 1975; thu nhập quốc dân từ 18,2% lên 28,7% trong 15 năm tương ứng.
Sản lượng lương thực qui thóc từ 3,76 triệu tấn năm 1955 tăng lên 5,49 triệu tấn năm 1975; đàn lợn từ 2,45 triệu con lên 6,75 triệu con.
Hoạt động thương mại được chú trọng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội năm 1975 so với năm 1955 tăng gấp 7,8 lần; kim ngạch xuất khẩu tăng 21,3 lần; kim ngạch nhập khẩu tăng 11,8 lần. Tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu tăng từ 9,1% năm 1945 lên 17,0% năm 1955; riêng thời kỳ 1958-1964 đạt tỷ lệ 63,7%.
Để hỗ trợ cho nông nghiệp và nông thôn khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh và tàn dư của chế độ phong kiến, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và chính sách kinh tế, tài chính tích cực, trong đó nổi bật nhất là cải cách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, 810.000 ha đất nông nghiệp của địa chủ được tịch thu và chia cho nông dân nghèo. Sau 3 năm khôi phục kinh tế (1955-1957), diện tích gieo trồng tăng 23,5%, năng suất lúa tăng 30,8%, sản lượng lương thực tăng 57%, lương thực bình quân đầu người tăng 43,6%, đàn trâu tăng 44,2%, đàn bò tăng 39%, đàn lợn tăng 20% so với năm 1939. Trong hoàn cảnh sau chiến tranh nhưng kết quả đạt được như trên là rất đáng ghi nhận, trong đó nổi bật nhất là lương thực bình quân đầu người năm 1957 đã đạt 303 kg. Đến năm 1957, nền kinh tế miền Bắc được phục hồi vượt mức cao nhất dưới thời Pháp thống trị (1939).
Sau khi thu được những kết quả quan trọng trong khôi phục kinh tế, Hội nghị Trung ương lần thứ 14 (11/1958) đã vạch ra kế hoạch 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế, văn hóa. Những năm 1958-1960, nền kinh tế miền Bắc có những chuyển biến đáng kể.
Trong 5 năm 1961-1965, nhân dân miền Bắc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Quan hệ sản xuất mới tiếp tục được củng cố, cơ sở vật chất được tăng cường, bước đầu có sự tìm tòi cải tiến cung cách làm ăn qua các cuộc vận động “ba xây ba chống” và “cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật”, giáo dục văn hóa, y tế phát triển mạnh mẽ. Đến năm 1965, có 88,8% số hộ nông dân vào hợp tác xã sản xuất nông nghiệp; trong đó 71,7% số hộ lên hợp tác xã bậc cao. Nền nông nghiệp hợp tác hóa cùng giai cấp nông dân tập thể đã hình thành và phát triển. Tốc độ tăng bình quân về giá trị tổng sản lượng nông nghiệp là 4,1%. Năm 1965 đã có 9 huyện và 125 hợp tác xã đạt năng suất bình quân từ 5 tấn thóc/ha trở lên. Đầu năm 1965 đã xây dựng được 3.139 điểm cơ khí nhỏ, 7 trạm và 32 đội máy kéo, 33 công trình thuỷ lợi lớn, 1.500 công trình vừa và nhỏ được khôi phục và xây dựng, bảo đảm tưới tiêu chủ động cho hơn 500.000 ha diện tích trồng trọt. Nông nghiệp miền Bắc từ một nền nông nghiệp lạc hậu, độc canh, năng suất thấp dần dần trở thành một nền nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện.
Công nghiệp miền Bắc thời kỳ này đã có bước phát triển khá. Từ những cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ bé, chủ yếu là khai thác nguyên liệu và sửa chữa nhỏ nay đã bắt đầu sản xuất một phần tư liệu sản xuất và phần lớn những vật phẩm tiêu dùng của nhân dân. Vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân bước đầu được phát huy. Các ngành công nghiệp chủ yếu như điện, cơ khí, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng… đã hình thành và phát triển nhanh, nhất là ngành điện và ngành cơ khí. Đến năm 1965 đã xây dựng được 1.132 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh. Nhiều khu công nghiệp phát triển và hình thành ở Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên, Nam Định, Vinh, Hồng Quảng.
Cuối năm 1964, miền Bắc hoàn thành những mục tiêu cơ bản của kế hoạch 5 năm 1961-1965. Đánh giá những chuyển biến của miền Bắc, tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (27/3/1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới”.
Giai đoạn 1965-1970, trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, miền Bắc vẫn vững vàng vừa sản xuất vừa chiến đấu, vừa làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn với tiền tuyến lớn. Công cuộc khôi phục kinh tế và phát triển sản xuất đã thu được kết quả. Sản lượng lương thực năm 1970, toàn miền Bắc đạt 5.278.900 tấn, tăng hơn năm 1969 hơn nửa triệu tấn. Năng suất lúa cả năm đạt 43,11 tạ trên 1 ha ruộng hai vụ. Tỉnh Thái Bình và thành phố Hà Nội đạt năng suất bình quân trên 5 tấn thóc/ha. 30 huyện, 2.265 hợp tác xã đạt năng suất bình quân 5 tấn thóc/ha. Thu nhập bình quân đầu người của gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp tăng 20% so với năm 1965.
Sản xuất công nghiệp cũng có những chuyển biến tốt. Những cơ sở công nghiệp bị địch đánh phá phần lớn đã được khôi phục trong năm 1970. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp vượt mức kế hoạch 2,5%, xấp xỉ bằng năm 1965. Phần lớn các sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp đều đạt hoặc vượt mức kế hoạch năm.
Sau thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân lần thứ hai của đế quốc Mỹ năm 1972, hai năm 1972-1973, công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc được tiến hành khẩn trương. Năm 1974, hai vụ lúa được mùa. Sản xuất lúa cả năm đạt 5.468.800 tấn (năm 1973 đạt 4.468.000 tấn). Năng suất bình quân một vụ lúa đạt 24,18 tạ/ha. Năm 1974 có 9 tỉnh, 107 huyện và 4.226 hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn thóc/ha ruộng hai vụ lúa. Tỉnh Thái Bình, lá cờ đầu về năng suất lúa của miền Bắc đạt trên 7 tấn thóc/ha. Hệ thống thủy nông được phục hồi và nâng cấp. Năm 1974, giá trị tổng sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệp vượt kế hoạch 4%, so với năm 1973 tăng 15%. So với năm 1960, số xí nghiệp công nghiệp ở miền Bắc năm 1975 tăng 32%, khu vực kinh tế quốc doanh chiếm 88,4% tổng sản phẩm xã hội và 84,1% thu nhập quốc dân. Nhiều bến cảng, đường giao thông thủy bộ được phục hồi nhanh chóng. Nhiều cầu được sửa chữa, xây dựng lại.
Có thể nói, miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội xuất phát từ một nền kinh tế hết sức nghèo nàn lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Song, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân miền Bắc không những làm tròn sứ mệnh là hậu phương lớn đối với miền Nam ruột thịt, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, mà còn giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc cải tạo và xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa và nâng cao đời sống nhân dân.
Mặc dù trong khoảng thời gian 20 năm thì 11 năm miền Bắc vừa sản xuất vừa chiến đấu chống cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của Mỹ, song kinh tế-xã hội vẫn đạt được bước phát triển nhất định.
Cùng với phát triển kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cũng nâng lên. Lấy năm 1957 làm gốc so sánh, Quỹ tiêu dùng của nhân dân tính bình quân đầu người tăng 82,8%; thu nhập bình quân đầu người của gia đình công nhân viên chức tăng 48,5%; của gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp tăng 73,8%.
Hoạt động giáo dục, y tế đạt được những thành tựu to lớn. Số người đi học năm 1955 là 1.288.000 người thì đến năm 1975 đạt 6.796.900 người, tăng gấp 5,3 lần, trong đó trung học chuyên nghiệp là từ 2.800 người lên 83.500 người, tăng gấp 29,8 lần, đại học từ 1.200 và 61.100 người, tăng gấp 50,9 lần. Tính bình quân cho 1 vạn dân, năm 1955 có 949 người đi học thì đến năm 1975 có 2.769 người, tăng gấp 2,9 lần, trong đó trung học chuyên nghiệp và đại học là 2,9 người và 59 người, tăng gấp 20,3 lần.