nhận xét về chị Dậu có ý kiến cho rằng : ” chị là người phụ nữ lao động dường như sinh ra để yêu thương, ngường nhịn, hy sinh ” từ những hiểu biết về chị Dậu trong văn bản kết hợp với sự hiểu biết xã hội. Hãy viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu về đức tính hy sinh của người phụ nữ
Nhận xét về chị Dậu có ý kiến cho rằng : ” chị là người phụ nữ lao động dường như sinh ra để yêu thương, ngường nhịn, hy sinh “. Ý kiến đó cùng thực tế cuộc sống này cho ta thêm hiểu hơn về đức tính hy sinh của người phụ nữ. Người phụ nữ dành trọn cuộc đời mình cho chồng, cho con. Dẫu khó nhọc nhưng họ không ngại ngần chỉ cần gia đình nhỏ được hạnh phúc,ấm êm. Họ hi sinh mà chẳng nề hà hay mong nhận lại. Vẻ đẹp của người phụ nữ dù là ở thời đại nào cũng gắn với những điều tốt đẹp như vậy. Đức hi sinh cao thượng của người phụ nữ khiến ta thấy thêm ấm lòng, thêm trân trọng hơn cả.
Lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con trai). Khi lấy chồng, người con gái phải học hành để gánh vác nhiều công việc chính trong gia đình. Họ học không để thi cử, tiến thân, mà để chuẩn bị cho cuộc sống mới bên nhà chồng. Có quan niệm, hôn nhân đối với người phụ nữ là do số phận sắp đặt sẵn, may mắn thì gặp được người chồng tử tế, giỏi giang, lỡ lấy phải người chồng vũ phu hoặc nghèo khó thì phải gắng chịu. Người phụ nữ làm dâu có trách nhiệm và quán xuyến mọi việc gia đình, theo thời gian đã có được ý chí và nghị lực can trường, tuy nhiên thực tế cuộc sống vẫn đẩy họ đến cảnh cam chịu, gần như suốt cả cuộc đời phải gánh chịu những hậu quả không ra gì về cả thể xác và tinh thần.
Với quan niệm “Tài trai lấy năm lấy bảy, gái chính chuyên chỉ có một chồng”, người phụ nữ là nạn nhân của chế độ đa thê (bất kể là vợ cả hay vợ lẽ), luôn chìm đắm trong những mối mâu thuẫn, bất hòa, khổ đau. Khi người chồng chết người phụ nữ cũng mất quyền thừa kế tài sản và phải phục tòng người con trai của họ.
Phần lớn phụ nữ Việt Nam thời xưa không được coi trọng, không có được những địa vị xứng đáng trong gia đình, xã hội, phải chịu nhiều sự áp đặt, bất công, tư tưởng trọng nam khinh nữ (Nam trọng nữ khinh, nam ngoại nữ nội). Người phụ nữ không có được cơ hội phát triển ngang tầm với phát triển của xã hội, là hình bóng sau lưng người chồng trong các gia đình nhưng vẫn được xem là tác nhân trong sự thành công của người chồng.