nhận xét về việc nelson mandela được bầu làm tổng thống ở cộng hòa nam phi

nhận xét về việc nelson mandela được bầu làm tổng thống ở cộng hòa nam phi

0 bình luận về “nhận xét về việc nelson mandela được bầu làm tổng thống ở cộng hòa nam phi”

  1. Việc Nexon Mandela được bầu làm tổng Thống cộng hòa Nam Phi là dấu mốc quan trọng trong phong trào GPDT ở châu phi sau CTTG 2. Nexon Mandela là người có công trong việc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai dẫn đến sự chấm dứt chế độ này ở Nam Phi. Mở ra thời kì phát triển mới cho các nước châu Phi nói chung và Nam Phi nói riêng

    Là vị tổng thống da màu đầu tiên ở Nam Phi và thế giới

    Bình luận
  2. Sau khi tốt nghiệp Đại học Fort Hare và Đại học Witwatersrand chuyên ngành Luật, ông Mandela đã tham gia Đại hội Dân tộc Phi (ANC) vào năm 1943 và sau đó thành lập Liên đoàn thanh niên của ANC. Năm 1948, khi Đảng Dân tộc, với đa số là người Nam Phi gốc châu Âu, giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử, ông N.Mandela bắt đầu tham gia phong trào chống chính sách phân biệt chủng tộc của đảng này. Trong cuộc đấu tranh, ông luôn bị nhà đương cục người da trắng tra xét, giam cầm, đe dọa.

    Trong khoảng thời gian từ giữa những năm 50 đến đầu những năm 60 của thế kỷ trước, Mandela cùng 150 nhà hoạt động khác bị bắt, bị đưa ra xét xử vì tội phản quốc nhưng được tha bổng. Năm 1960, cục diện chính trị Nam Phi ngày càng phức tạp. Khi tổ chức ANC bị chính quyền da trắng cấm hoạt động, Mandela đã chuyển vào hoạt động ngầm, thành lập và lãnh đạo cánh vũ trang của ANC có tên gọi “Umkhonto we Sizw” (tạm dịch: Ngọn giáo của quốc gia) chuẩn bị cho cuộc đấu tranh lâu dài.

    Đầu năm 1962, ông bí mật đi thăm các nước châu Phi và sang Anh, tranh thủ sự giúp đỡ của họ để huấn luyện quân du kích. Tháng 7/1962, ông trở về nước thì bị bắt và bị kết án 5 năm tù giam. Năm 1964, tình hình càng trở nên tồi tệ khi ông cùng một số lãnh tụ của ANC bị kết án tù chung thân về tội phản quốc và bị giam trong xà lim của nhà tù đảo Robben ngoài khơi Cape Town. Tại đây, Mandela đã trở nên nổi tiếng và là biểu tượng mạnh mẽ của phong trào chống phân biệt chủng tộc

    Cựu Tổng thống Nelson Mandela tại London (Anh) ngày 28/6/2007. Ảnh: AFP/TTXVN

    Trong suốt những năm của thập kỷ 80 của thế kỉ XX, các chiến dịch quốc tế kêu gọi trả tự do cho Mandela giành được sự ủng hộ rộng rãi và cuối cùng áp lực đã khiến chính phủ Nam Phi phải thả ông vào ngày 11/2/1990, kết thúc cuộc sống 27 năm tù đầy và trở về với nhân dân. Vào cuối năm đó, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch ANC. Tháng 7/1991, diễn ra Đại hội đầu tiên của ANC sau khi giành được quyền hợp pháp và Nelson Mandela được bầu làm Chủ tịch ANC.

    Ngày 27-4-1994, một cuộc bầu cử Tổng thống dân chủ được tổ chức lần đầu tiên trong lịch sử Nam Phi. Lần đầu tiên một người da đen, ông Nelson Mandela đã lên làm Tổng thống trong lịch sử nước này. Bằng sức mạnh của lòng vị tha và tinh thần hòa giải, ông đã hàn gắn hố sâu mâu thuẫn sắc tộc, mở ra kỷ nguyên mới cho Nam Phi sau hàng chục năm xung đột.

    Ngày 19-12-1994, Đại hội lần thứ 49 Đại hội dân tộc Phi đã bầu lại Nelson Mandela là Chủ tịch. Năm 1997, Nelson Mandela từ chức Chủ tịch ANC. Tháng 7- 1999, ông rời bỏ hoạt động chính trị sau khi hết nhiệm kỳ Tổng thống và trở về sống ở Transkei.

    Rạng sáng ngày 6-12-2013 (theo giờ Việt Nam), ông đã trút hơi thở cuối cùng tại thành phố Johannesburg, hưởng thọ 95 tuổi.

    Ra đi, Nelson Mandela đã để lại một di sản khổng lồ và nỗi tiếc thương vô hạn trong lòng người dân Nam Phi và bạn bè quốc tế. Ông đã có 67 năm đấu tranh không mệt mỏi vì sự nghiệp của hòa bình, nhân đạo, công bằng xã hội và hòa giải dân tộc. Đánh giá cao những cống hiến của ông, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã lấy ngày 18-7 hàng năm (là ngày sinh của ông) làm “Ngày Quốc tế Mandela”, nhằm tập hợp tình đoàn kết của cộng đồng thế giới trong việc gìn giữ các giá trị của tự do và công lý mà tổng thống Nam Phi Nelson Mandela đã đấu tranh.

    Bình luận

Viết một bình luận