Nhập vai Tấm kể lại những việc đã trải qua từ sau khi bị mẹ Cám giết chết trong ngày giỗ cha
0 bình luận về “Nhập vai Tấm kể lại những việc đã trải qua từ sau khi bị mẹ Cám giết chết trong ngày giỗ cha”
Tôi tên là Tấm. Mẹ mất sớm, cha tôi ở vậy được hơn một năm thì lấy vợ kế. Dì ghẻ sinh đứa con gái, đặt tên là Cám. Khi tôi vừa tròn mười lăm tuổi thì cha tôi qua đời.
Vốn rất ghét tôi nên mọi việc lớn nhỏ trong nhà, dì ghẻ đổ cả lên đầu tôi. Chăn trâu, cấy lúa, xay thóc, giã gạo… vừa xong việc này dì bắt làm ngay việc khác; trong khi đó, Cám được rong chơi. Cậy thế mẹ, Cám thường mắng mỏ buộc tôi phải hầu hạ nó. Thui thủi một thân một mình, tôi buồn khổ lắm, nhưng chỉ biết khóc thầm.
Một hôm, dì ghẻ bảo: “Sáng nay hai đứa ra đồng mò tép. Đứa nào bắt được đầy giỏ, ta sẽ thưởng cho cái yếm đào!”. Nghe lời dì nói, tôi mừng thầm và tự nhủ sẽ cố gắng hết sức để đoạt được phần thưởng quý giá mà cô gái nào cũng mơ ước.
Tôi và Cám mang giỏ cùng đi. Chẳng ngại vất vả, bẩn thỉu, tôi lội xuống ruộng, xuống mương hì hục mò, còn Cám thì cứ nhởn nhơ. Lúc mặt trời đã lên cao, giỏ của tôi đã gần đầy. Tôi rửa chân tay qua loa rồi lên bờ ngồi nghỉ. Bỗng Cám đến gần bảo: “Chị Tấm ơi chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng”. Tưởng thật, tôi lội xuống ao gội đầu thật kĩ.
Xong xuôi, tôi vui vẻ hỏi: “Cám ơi! Em xem giùm chị đã sạch chưa?”. Không một tiếng trả lời. Tôi ngẩng nhìn bốn phía, chẳng thấy Cám đâu, chỉ có chiếc giỏ của tôi nằm lăn lốc bên vệ cỏ. Tôi mở ra xem, trong giỏ rỗng không. Thì ra Cám đã lừa để trút hết giỏ tép của tôi, mang về nhà trước.
Vừa tức giận, vừa tủi thân, tôi ôm mặt khóc. Bỗng nhiên, có một giọng nói trầm ấm vang bên tai tôi: “Vì sao cháu khóc?”. Tôi ngẩng lên nhìn, trước mặt tôi, Bụt hiện ra giữa một vầng hào quang lấp lánh. Tôi thuật lại đầu đuôi câu chuyện, Bụt ân cần bảo: “Cháu xem kĩ lại trong giỏ có còn sót con cá nào chăng!”. Tôi ghé mắt nhìn vào thì thấy một con cá bống bé xíu nằm dưới đáy giỏ. Theo lời Bụt dặn, tôi đem con cá bống ấy về thả xuống giếng, mỗi ngày bớt một ít cơm để nuôi nó. Mỗi lần cho ăn, tôi lại gọi bống bằng câu Bụt dạy:
Bống bống bang bang,
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta,
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.
Bống ngoi lên mặt nước, đớp những hạt cơm mà tôi rắc xuống. Từ đó, tôi và cá bống trở thành bạn thân. Cá bống ngày một lớn lên trông thấy.
Để ý thấy tôi sau bữa cơm chiều thường ra giếng gánh nước, dì ghẻ sinh nghi, sai Cám đi rình. Cám nấp sau bụi cây, nghe tôi gọi bống bèn nhẩm theo cho thuộc rồi về kể cho mẹ nghe. Đến tối, dì ghẻ bảo tôi:
– Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu.
Tôi vâng lời, sáng hôm sau dẫn trâu đi ăn cỏ thật xa. Ở nhà, Cám bắt chước tôi gọi bống. Nghe đúng câu hát, bống ngoi lên thì bị dì ghẻ chực sẵn, bắt làm thịt.
Đến chiều, tôi dắt trâu về. Theo lệ thường, ăn xong tôi lại giấu cơm trong thùng gánh nước đem ra cho bống. Tôi gọi mãi, gọi mãi mà chẳng thấy bống đâu. Chỉ có một cục máu đỏ tươi nổi lên mặt nước.
Tôi òa khóc. Bụt hiện lên hỏi: “Làm sao con khóc?”. Tôi kể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo: “Con bống của con đã bị người ta ăn thịt mất rồi. Thôi, con hãy nín đi rồi tìm nhặt lấy xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn dưới bốn chân giường con nằm”.
Tôi tìm khắp xó vườn, góc sân mà không thấy gì cả. Tự nhiên, một con gà cất tiếng: “Cục ta cục tác! Cho ta nắm thóc, ta bới xương cho!”. Tôi lấy nắm thóc ném cho gà. Gà chạy vào bới đống tro bếp một lúc thì tìm thấy xương bống. Tôi nhặt bỏ vào bốn chiếc lọ nhỏ, chôn dưới bốn chân giường đúng như lời Bụt dặn.
Tết đến, xuân về, nhà vua mở hội trong mấy ngày đêm. Già trẻ, trai gái nô nức đi xem hội. Mọi người ăn mặc đẹp đẽ, dập dìu tuôn về kinh thành như nước chảy. Mẹ con Cám cũng sắm sửa quần áo mớ ba mớ bảy, háo hức đi trẩy hội.
Thấy tôi cũng muốn đi, dì ghẻ hậm hực nguýt dài. Chẳng biết nghĩ sao, dì lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc rồi bảo: “Mày hãy nhặt cho xong chỗ gạo này rồi đi đâu hãy đi, đừng có bỏ dở. Tao về mà không có gạo thổi cơm là tao đánh đó!”
Tôi tên là Tấm. Mẹ mất sớm, cha tôi ở vậy được hơn một năm thì lấy vợ kế. Dì ghẻ sinh đứa con gái, đặt tên là Cám. Khi tôi vừa tròn mười lăm tuổi thì cha tôi qua đời.
Vốn rất ghét tôi nên mọi việc lớn nhỏ trong nhà, dì ghẻ đổ cả lên đầu tôi. Chăn trâu, cấy lúa, xay thóc, giã gạo… vừa xong việc này dì bắt làm ngay việc khác; trong khi đó, Cám được rong chơi. Cậy thế mẹ, Cám thường mắng mỏ buộc tôi phải hầu hạ nó. Thui thủi một thân một mình, tôi buồn khổ lắm, nhưng chỉ biết khóc thầm.
Một hôm, dì ghẻ bảo: “Sáng nay hai đứa ra đồng mò tép. Đứa nào bắt được đầy giỏ, ta sẽ thưởng cho cái yếm đào!”. Nghe lời dì nói, tôi mừng thầm và tự nhủ sẽ cố gắng hết sức để đoạt được phần thưởng quý giá mà cô gái nào cũng mơ ước.
Tôi và Cám mang giỏ cùng đi. Chẳng ngại vất vả, bẩn thỉu, tôi lội xuống ruộng, xuống mương hì hục mò, còn Cám thì cứ nhởn nhơ. Lúc mặt trời đã lên cao, giỏ của tôi đã gần đầy. Tôi rửa chân tay qua loa rồi lên bờ ngồi nghỉ. Bỗng Cám đến gần bảo: “Chị Tấm ơi chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng”. Tưởng thật, tôi lội xuống ao gội đầu thật kĩ.
Xong xuôi, tôi vui vẻ hỏi: “Cám ơi! Em xem giùm chị đã sạch chưa?”. Không một tiếng trả lời. Tôi ngẩng nhìn bốn phía, chẳng thấy Cám đâu, chỉ có chiếc giỏ của tôi nằm lăn lốc bên vệ cỏ. Tôi mở ra xem, trong giỏ rỗng không. Thì ra Cám đã lừa để trút hết giỏ tép của tôi, mang về nhà trước.
Vừa tức giận, vừa tủi thân, tôi ôm mặt khóc. Bỗng nhiên, có một giọng nói trầm ấm vang bên tai tôi: “Vì sao cháu khóc?”. Tôi ngẩng lên nhìn, trước mặt tôi, Bụt hiện ra giữa một vầng hào quang lấp lánh. Tôi thuật lại đầu đuôi câu chuyện, Bụt ân cần bảo: “Cháu xem kĩ lại trong giỏ có còn sót con cá nào chăng!”. Tôi ghé mắt nhìn vào thì thấy một con cá bống bé xíu nằm dưới đáy giỏ. Theo lời Bụt dặn, tôi đem con cá bống ấy về thả xuống giếng, mỗi ngày bớt một ít cơm để nuôi nó. Mỗi lần cho ăn, tôi lại gọi bống bằng câu Bụt dạy:
Bống bống bang bang,
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta,
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.
Bống ngoi lên mặt nước, đớp những hạt cơm mà tôi rắc xuống. Từ đó, tôi và cá bống trở thành bạn thân. Cá bống ngày một lớn lên trông thấy.
Để ý thấy tôi sau bữa cơm chiều thường ra giếng gánh nước, dì ghẻ sinh nghi, sai Cám đi rình. Cám nấp sau bụi cây, nghe tôi gọi bống bèn nhẩm theo cho thuộc rồi về kể cho mẹ nghe. Đến tối, dì ghẻ bảo tôi:
– Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu.
Tôi vâng lời, sáng hôm sau dẫn trâu đi ăn cỏ thật xa. Ở nhà, Cám bắt chước tôi gọi bống. Nghe đúng câu hát, bống ngoi lên thì bị dì ghẻ chực sẵn, bắt làm thịt.
Đến chiều, tôi dắt trâu về. Theo lệ thường, ăn xong tôi lại giấu cơm trong thùng gánh nước đem ra cho bống. Tôi gọi mãi, gọi mãi mà chẳng thấy bống đâu. Chỉ có một cục máu đỏ tươi nổi lên mặt nước.
Tôi òa khóc. Bụt hiện lên hỏi: “Làm sao con khóc?”. Tôi kể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo: “Con bống của con đã bị người ta ăn thịt mất rồi. Thôi, con hãy nín đi rồi tìm nhặt lấy xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn dưới bốn chân giường con nằm”.
Tôi tìm khắp xó vườn, góc sân mà không thấy gì cả. Tự nhiên, một con gà cất tiếng: “Cục ta cục tác! Cho ta nắm thóc, ta bới xương cho!”. Tôi lấy nắm thóc ném cho gà. Gà chạy vào bới đống tro bếp một lúc thì tìm thấy xương bống. Tôi nhặt bỏ vào bốn chiếc lọ nhỏ, chôn dưới bốn chân giường đúng như lời Bụt dặn.
Tết đến, xuân về, nhà vua mở hội trong mấy ngày đêm. Già trẻ, trai gái nô nức đi xem hội. Mọi người ăn mặc đẹp đẽ, dập dìu tuôn về kinh thành như nước chảy. Mẹ con Cám cũng sắm sửa quần áo mớ ba mớ bảy, háo hức đi trẩy hội.
Thấy tôi cũng muốn đi, dì ghẻ hậm hực nguýt dài. Chẳng biết nghĩ sao, dì lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc rồi bảo: “Mày hãy nhặt cho xong chỗ gạo này rồi đi đâu hãy đi, đừng có bỏ dở. Tao về mà không có gạo thổi cơm là tao đánh đó!”