Sự phân bố nhiệt trên Trái Đất có tính đới. Do góc nhập xạ giảm khi đi từ Xích đạo về hai cực, nên nhiệt độ cũng giảm theo. Từ đó, người ta chia bề mặt Trái Đất ra 5 vòng nhiệt: vòng đai nóng nằm giữa 2 chí tuyến Bắc – Nam, hai vòng đai ôn hòa nằm giữa chí tuyến và vòng cực, hai vòng đai lạnh giữa vòng cực và cực.
Tuy nhiên, sự phân bố nhiệt độ không chỉ do hình dạng và vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời quyết định, mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, như: sự phân bố lục địa và biển, các dòng biển nóng, lạnh…nên chí tuyến và vòng cực không được xem là giới hạn tự nhiên của các vòng đai nhiệt. Sự phân biệt các vòng đai nhiệt được dựa trên cơ sở là các đường đẳng nhiệt.
+ Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm trên 200C của bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
+ Hai vòng đai ôn hòa, giới hạn về phía xích đạo là đường đẳng nhiệt năm 200C và về phía cực là đường đẳng nhiệt 100C của tháng nóng nhất.
+ Hai vòng đai lạnh: giới hạn về phía xích đạolà đường đẳng nhiệt 100C của tháng nóng nhất.
Vòng đai nhiệt là cơ sở của các vòng đai địa lí. Dựa vào chế độ nhiệt – ẩm, người ta chia ra 7 vòng đai địa lí (ranh giới của các vòng đai nhiệt không trùng với ranh giới vòng đai địa lí): xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cận cực, cực.
-Nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất không giảm liên tục từ Xích đạo về hai cực vì nó không chỉ phụ thuộc vào bức xạ Mặt Trời mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như phân bố lục địa và đại dương, dòng biển lạnh và nóng, hoàn lưu, độ cao địa hình, bề mặt đệm…
…
Sự phân bố nhiệt trên Trái Đất có tính đới. Do góc nhập xạ giảm khi đi từ Xích đạo về hai cực, nên nhiệt độ cũng giảm theo. Từ đó, người ta chia bề mặt Trái Đất ra 5 vòng nhiệt: vòng đai nóng nằm giữa 2 chí tuyến Bắc – Nam, hai vòng đai ôn hòa nằm giữa chí tuyến và vòng cực, hai vòng đai lạnh giữa vòng cực và cực.
Tuy nhiên, sự phân bố nhiệt độ không chỉ do hình dạng và vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời quyết định, mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, như: sự phân bố lục địa và biển, các dòng biển nóng, lạnh…nên chí tuyến và vòng cực không được xem là giới hạn tự nhiên của các vòng đai nhiệt. Sự phân biệt các vòng đai nhiệt được dựa trên cơ sở là các đường đẳng nhiệt.
+ Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm trên 200C của bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
+ Hai vòng đai ôn hòa, giới hạn về phía xích đạo là đường đẳng nhiệt năm 200C và về phía cực là đường đẳng nhiệt 100C của tháng nóng nhất.
+ Hai vòng đai lạnh: giới hạn về phía xích đạolà đường đẳng nhiệt 100C của tháng nóng nhất.
Vòng đai nhiệt là cơ sở của các vòng đai địa lí. Dựa vào chế độ nhiệt – ẩm, người ta chia ra 7 vòng đai địa lí (ranh giới của các vòng đai nhiệt không trùng với ranh giới vòng đai địa lí): xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cận cực, cực.
-Nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất không giảm liên tục từ Xích đạo về hai cực vì nó không chỉ phụ thuộc vào bức xạ Mặt Trời mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như phân bố lục địa và đại dương, dòng biển lạnh và nóng, hoàn lưu, độ cao địa hình, bề mặt đệm…