Những biểu hiện chứng tỏ nông nghiệp thủ công nghiệp thương nghiệp lử nước ta vẫn tiếp tục phát triển trong các thế kỉ XVI-XVIII

Những biểu hiện chứng tỏ nông nghiệp thủ công nghiệp thương nghiệp lử nước ta vẫn tiếp tục phát triển trong các thế kỉ XVI-XVIII

0 bình luận về “Những biểu hiện chứng tỏ nông nghiệp thủ công nghiệp thương nghiệp lử nước ta vẫn tiếp tục phát triển trong các thế kỉ XVI-XVIII”

  1. * Biểu hiện sự phát triển thủ công nghiệp:

    – Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển và đạt trình độ cao như dệt, gốm…
    – Một số nghề mới xuất hiện như: Khắc in trên gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.
    – Khai thác mỏ – một ngành quan trọng rất phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.
    – Các nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
    – Ở đô thị, chợ thủ công đã lập phường hội vừa sản xuất vừa bán hàng.
    * Biểu hiện sự phát triển thương nghiệp: .

       – Về nội thương:
          + Chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc
           + Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn
             + Buôn bán lớn, buôn bán giữa các vùng miền phát triển
               + Về ngoại thương:
                  + Thuyền buôn các nước, kể cả các nước châu Âu như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh đến nước                      ta buôn bán ngày càng tấp nập.
                         + Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xã, cửa hàng buôn bán lâu dài.

         – Về ngoại thương:

                +Thuyền buôn các nước, kể cả các nước châu Âu như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh đến nước ta                 buôn bán ngày càng tấp nập.

                   + Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xã, cửa hàng buôn bán lâu dài.

    Bình luận
  2. –              Thủ công nghiệp nhà nước:

    + Để phục vụ nhu cầu của nhà nước, cả chính quyền Lê – Trịnh và chính quyền chúa Nguyễn đều chú trọng xây dựng các quan xưởng.

    + Ở Đàng Ngoài, thuộc khu vực kinh thành Thăng Long, chúa Trịnh lập nhiều xưởng lớn chuyên việc đúc súng, sản xuất vũ khí cho quân đội, đúc tiền, đóng thuyền, làm các đồ trang sức, may trang phục cho vua chúa, quan lại. Từ năm 1760 trở đi, chúa Trịnh còn cho phép các trấn cũng được mở xưởng đúc tiền.

    + Ớ Đàng Trong, bên cạnh những quan xưởng gần giống như ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn đặc biệt quan tâm đến các xưởng đúc súng và đóng thuyền.

    + Lực lượng lao động trong các xưởng thủ công của nhà nước đều là những thợ thủ công giỏi, được tập trung từ các địa phương theo chế độ công tượng.

    + Nhìn chung, thủ công nghiệp của nhà nước tuy có mở rộng về quy mô sản xuất và trình độ kĩ thuật, nhưng vẫn bị ràng buộc chặt chẽ trong những tổ chức sản xuất với những quan hệ cưởng bức và nô dịch, ít có tác động đến sự phát triển của kinh tế hàng hóa.

    –              Thủ công nghiệp nhân dân:

    + Trong nhân dân, bộ phận thủ công chuyên nghiệp ở thành thị và nông thôn ngày cởng phát triển và có xu hướng trỏ thành bộ phận sản xuất chính. Những làng thủ công chuyên nghiệp ở nông thôn và phường thủ công chuyên nghiệp ở thành thi xuất hiện ngày cởng nhiều.

    + Trong những nghề thủ công phát triển nhất thời kì này, phải kể đến nghề khai mỏ và nghề sản xuất đường mía. Nghề khai thác mỏ ở Đàng Ngoài khá phát triển. Nghề sản xuất đường mía phát triển mạnh ở vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi (Đàng Trong) với kĩ thuật nấu đường đạt tới trình độ cao và số lượng đường xuất khẩu ngày càng lớn.

    Bình luận

Viết một bình luận