Những biểu hiện của sự phát triển kinh t, chính trị và văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á thời cổ đại

Những biểu hiện của sự phát triển kinh t, chính trị và văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á thời cổ đại

0 bình luận về “Những biểu hiện của sự phát triển kinh t, chính trị và văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á thời cổ đại”

  1. – Thế kỷ đầu Công Nguyên, cư dân Đông Nam Á cổ đại đã biết dùng đồ sắt: kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu, nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng và rèn sắt. Buôn bán đường biển rất phát triển, một số thành thị hải cảng ra đời, xuất hiện các trung tâm buôn bán nổi tiếng. Hải cảng Óc Eo (An giang), Ta-kô-la (Mã Lai) và bắt đầu xuất hiện các quốc gia nhỏ đầu tiên.

    – Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời của hàng loạt các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á. Sự ra đời này cũng gắn liền với tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, vận dụng và phát triển sáng tạo văn hóa dân tộc mình.

    – 10 thế kỷ đầu sau Công Nguyên xuất hiện các quốc gia nhỏ như Champa, Phù Nam, các vương quốc hạ lưu sông Mê Nam, đảo Inđônêxia.

    – Các quốc gia còn nhỏ bé, phân tán trên các địa bàn hẹp, sống riêng rẽ và nhiều khi tranh chấp lẫn nhau dẫn đến sự sụp đổ của các vương quốc cổ, từ đó hình thành các quốc gia phong kiến hùng mạnh sau này. 

    Bình luận

Viết một bình luận