Những thành tựu về văn học, nghệ thuật nước ta cuối thế kỉ thứ 18 đầu thế kỉ 19? Sự phát triển về văn học chữ Nôm nói lên điều gì về ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc ta.
Những thành tựu về văn học, nghệ thuật nước ta cuối thế kỉ thứ 18 đầu thế kỉ 19? Sự phát triển về văn học chữ Nôm nói lên điều gì về ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc ta.
1
Văn học:
– Văn học dân gian phát triển rực rỡ, nhiều hình thức phong phú: tục ngữ, ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm,…
– Văn học chữ Nôm những tác phẩm tiêu biểu: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm,… các tác giả: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu,…
Nghệ thuật:
– Văn nghệ dân gian:
+ Nghệ thuật sân khấu, tuồng, chèo phổ biến khắp nơi.
+ Ở miền xuôi: hát quan họ, trống quân, hát lí, hát dặm, hát tuồng,…
+ Ở miền núi: hát lượn, hát khắp, hát xoan,…
– Nghệ thuật tranh dân gian, nhiều tác phẩm nổi tiếng: tranh Đánh vật, chăn trâu thổi sáo, Bà Triệu,… nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).
– Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc:
+ Công trình kiến trúc nổi tiếng: chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), cung điện, lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn các (Hà Nội),…
+ Nghệ thuật tạc tượng đồng đạt đến đỉnh cao: 18 tượng vị tổ ở chùa Tây Phương, 9 đỉnh đồng lớn và nhiều công trình điêu khắc khác ở cung điện Huế,…
2
Sự phát triển rực rỡ của văn học chữ Nôm cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX nói lên rằng:
– Chữ Nôm đã ngày càng được sử dụng phổ biến, văn học Hán mất dần ưu thế. => Thể hiện ý thức độc lập, tự chủ về ngôn ngữ của người Việt.
– Đây là thời kì văn hóa dân gian phát triển mạnh mẽ, văn hóa dân tộc phát triển đến đỉnh cao với nhiều tác phẩm, tác giả nổi tiếng.
=> Khẳng định sự tự chủ trong ngôn ngữ, văn hóa dân tộc.