Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì lớp 8

Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì lớp 8

0 bình luận về “Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì lớp 8”

  1. Tính độc lập của trẻ: Từ một đứa trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ, ở tuổi dậy thì trẻ thể hiện tính tự chủ trong suy nghĩ và hành động. Trẻ muốn được tham gia ý kiến và đưa ra các quyết định trong các vấn đề của mình. Tính độc lập của trẻ cũng tùy thuộc vào từng giai đoạn tuổi, ví dụ ở độ tuổi từ 10 đến 13 tuổi trẻ bắt đầu có xu hướng tách khỏi cha mẹ, ít tham gia các hoạt động cùng cha mẹ, miễn cưỡng chấp nhận lời khuyên của cha mẹ.

    Ở giai đoạn từ 14 đến 16 tuổi những mâu thuẫn của trẻ với cha mẹ ngày càng gay gắt và lên đến đỉnh điểm do ngày càng ít quan tâm đến gia đình và giành nhiều thời gian với bạn bè hơn. Còn từ 17 đến 19 tuổi, lúc này trẻ có ý thức trở lại những giá trị lời khuyên của cha mẹ, tôn trọng hiểu biết hơn với những kinh nghiệm của cha mẹ truyền thụ lại.

    – Quan tâm đến hình ảnh cơ thể: Đây là thay đổi rất căn bản, vì ở tuổi dậy thì trẻ tò mò với những thay đổi trên cơ thể mình, muốn tìm hiểu cấu tạo cơ thể, sự khác biệt giới tính và bắt đầu có nhu cầu làm đẹp theo từng giai đoạn tuổi khác nhau. Từ 10 đến 13 tuổi trẻ bắt đầu quan tâm đến bản thân và những thay đổi trong quá trình dậy thì. Dễ lo lắng, buồn rầu về những nhược điểm của cơ thể hoặc hay so sánh mình với những bạn cùng trang lứa.

    Từ 14 đến 16 tuổi, trẻ bắt đầu quen và chấp nhận với hình thức cơ thể, đồng thời giành nhiều thời gian để làm cho mình đẹp hơn và hấp dẫn hơn. Còn giai đoạn từ 17 đến 19 tuổi, trẻ không còn quá để ý đến hình thức trừ khi có những bất thường xảy ra.

    – Quan hệ với bạn bè: Mở rộng quan hệ xã hội, chơi theo nhóm bạn và chịu ảnh hưởng của nhóm bạn cùng chơi. Thay đổi cần chú ý nhất trong quan hệ bạn bè đó là giai đoạn từ 14 đến 16 tuổi trẻ bắt đầu chơi với những nhóm bạn khác giới, bắt đầu có quan hệ lãng mạn, hẹn hò và thử nghiệm tình dục.

    – Thay đổi về nhận thức: Đây là giai đoạn tích lũy nhanh và mạnh các kinh nghiệm, kỹ năng sống và khả năng tư duy, phân tích những tình huống ngày một phát triển. Ví dụ như khả năng nhận thức được cảm xúc của bản thân với những người khác, chỉ số thông minh và sáng tạo tăng nhanh trong giai đoạn từ 14 đến 16 tuổi. Đặc biệt đề cao giá trị bản thân nên dễ dẫn đến hành vi, nguy cơ tự tử, trầm cảm, nghiện thuốc…

    Với tất cả những thay đổi về mặt tâm lý trên, bác sĩ Minh Loan cho rằng ở giai đoạn này mỗi người mẹ ngoài trách nhiệm chăm sóc, bảo ban…thì cần là một người bạn của con, nắm bắt thay đổi về tâm lý của con từ đó để chia sẻ, đồng cảm và hướng những suy nghĩ của con sao cho tích cực nhất.

    Bình luận
  2. Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì:

    +) Thích được tự do, độc lập, ghét sự ràng buộc, dạy bảo của bố mẹ.

    +) Luôn muốn khẳng định chính mình, muốn được xem là người lớn.

    +) Bắt đầu chú ý đến cách ăn mặc, trang phục, đầu tóc

    +) Dễ cáu gắt, dễ bị áp lực về chuyện không mong muốn (Học tập, gia đình, bạn bè,..)

    +) Rất dễ bị ảnh hưởng bởi những điều người khác nói; dễ vui mà cũng dễ khóc:>

    +) Bắc đầu ý thức được quan hệ với những người khác giới, dễ rung động trước những việc làm của bạn khác giới.

    +) Chuyển sang sinh hoạt với bạn bè nhiều hơn là gia đình.

    —-

    NL: Sao t ko giống cái nào nhỉ._. T cx lp 8 mà:??

    `\text{Chúc bn hk tốt! +Xin ctlhn:33}`

    Bình luận

Viết một bình luận