Nội dung đc thể hiện trog hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ phò giá về kinh khác nhau ở chỗ nào. Nhận xét cách thể hiện nội dung của tác giả
Nội dung đc thể hiện trog hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ phò giá về kinh khác nhau ở chỗ nào. Nhận xét cách thể hiện nội dung của tác giả
Hai câu đầu là thể hiện trận đáng anh dũng và khôn ngoan của Hàm Tử và Chương Dương, xông vào trận giặc , cướp ao giặc . Hai câu thơ sau thể hiện niềm khát khao với thái bình tự do đẹp đẽ độc lập mãi mãi , tất cả phải gắng sức bảo vệ non sông mà đã biết bao nhiêu thế hệ cha ông ta đổ máu để có được đất nước phồn thịnh này.
Sự khác nhau giữa hai cầu đầu và hai câu sau: Hai câu đầu nói về hào khí chiến thắng và khát vọng hòa bình được nói ở hai câu còn lại.
Cách biểu ý:
Hai câu đầu nêu rất vắn tắt chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc chiến tranh chống quân Mông – Nguyên xâm lược. Tác giả đã đảo trật tự thời gian khi nói về các chiến thắng. Chiến thắng Chương Dương đã diễn ra sau nhưng lại được nói đến trước vì không khí chiến thắng vẫn còn đang trào dâng trong lòng tác giả. Sau đó ông mới trở lại với không khí chiến thắng Hàm Tử (nếu xét về trật tự thời gian thì chiến thắng Hàm Tử diễn ra trước chiến thắng Chương Dương 2 tháng). Đây là một nét đặc sắc khiến cho hai câu thơ ngắn gọn giàu sức gợi tả.
Hai câu sau là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước, của dân tộc. Chúng ta không được phép ngủ quên trong chiến thắng. Đó là suy nghĩ trí tuệ biết lường trước được mọi việc, tầm nhìn xa trông rộng của một vị lãnh đạo tài ba biết lo cho dân cho nước.Khát vọng hòa bình không chỉ là khát vọng của riêng người lãnh đạo mà thể hiện khát vọng to lớn của cả một dân tộc.
Cách biểu cảm:
Từng câu chữ thể hiện niềm tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công lừng lẫy.
Bài thơ là khúc khải hoàn ca, hùng tráng, cao đẹp của cả dân tộc.
Bài thơ cũng là nỗi niềm lo lắng về tương lai đất nước của Thượng tướng tài ba.