nội dung quan trọng tại đại hội quốc tế cộng sản thứ II
0 bình luận về “nội dung quan trọng tại đại hội quốc tế cộng sản thứ II”
– Đại hội lần thứ II Quốc tế Cộng sản III họp từ 19-7 đến 7-8-1920 tại Pêtơrôgrát và Mátxcơva, có 217 đại biểu của 67 tổ chức ở 37 nước tham dự. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đã thúc đẩy cao trào cách mạng đạt tới đỉnh cao. Một loạt đảng cộng sản ra đời: Đảng Cộng sản Mỹ (1919), Tây Ban Nha (1920), Anh (1920). Tuy nhiên, phong trào cách mạng đã bộc lộ những hạn chế do thiếu những lãnh tụ có uy tín và kinh nghiệm lãnh đạo.
– Tại Đại hội II, báo cáo về tình hình thế giới và nhiệm vụ cơ bản của Quốc tế Cộng sản của Lênin là văn kiện, đặt cơ sở mang tính nguyên tắc cho các nghị quyết của Đại hội. Đại hội thông qua các văn kiện quan trọng như Đề cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa; Điều kiện kết nạp vào Quốc tế Cộng sản; Vấn đề thành lập và củng cố các Đảng cộng sản kiểu mới. Đại hội thông qua 21 điều kiện kết nạp vào Quốc tế Cộng sản. Cơ sở của 21 điều kiện là học thuyết Mác-Lênin về đảng kiểu mới của Quốc tế Cộng sản, những nguyên tắc, tổ chức cách mạng quốc tế của Quốc tế Cộng sản đảm bảo sự đoàn kết quốc tế, chống phần tử hữu khuynh, trước hết là phái giữa chui vào Quốc tế Cộng sản để phá hoại. Đề cương về vấn đề dân tộcvà vấn đề thuộc địa xác định lập trường giai cấp vô sản với nông dân và nhân dân bị áp bức ở các thuộc địa, xác định ”cương lĩnh ruộng đất của chuyên chính vô sản”. Đề cương kêu gọi đảng cộng sản các nước giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc và với sự giúp đỡ của các nước vô sản tiên tiến, các nước lạc hậu có thể đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
– Đại hội thông qua Điều lệ Quốc tế Cộng sản, khẳng định nguyên tắc tập trung dân chủ. Về cơ cấu tổ chức của Quốc tế III, đảng cộng sản mỗi nước là chi bộ cơ sở.
– Đại hội II của Quốc tế III đã củng cố và đoàn kết hàng ngũ đảng cộng sản, vũ trang cho các đảng về mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp đấu tranh, góp phần làm cho các đảng cộng sản ở các nước được hình thành và phát triển.
Tại đại hội lần II (1920), Quốc tế Cộng sản đã thông qua “Luận cương về vai trò của Đảng Cộng sản” và “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” do Lê-nin khởi thảo.
– Đại hội lần thứ II Quốc tế Cộng sản III họp từ 19-7 đến 7-8-1920 tại Pêtơrôgrát và Mátxcơva, có 217 đại biểu của 67 tổ chức ở 37 nước tham dự. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đã thúc đẩy cao trào cách mạng đạt tới đỉnh cao. Một loạt đảng cộng sản ra đời: Đảng Cộng sản Mỹ (1919), Tây Ban Nha (1920), Anh (1920). Tuy nhiên, phong trào cách mạng đã bộc lộ những hạn chế do thiếu những lãnh tụ có uy tín và kinh nghiệm lãnh đạo.
– Tại Đại hội II, báo cáo về tình hình thế giới và nhiệm vụ cơ bản của Quốc tế Cộng sản của Lênin là văn kiện, đặt cơ sở mang tính nguyên tắc cho các nghị quyết của Đại hội. Đại hội thông qua các văn kiện quan trọng như Đề cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa; Điều kiện kết nạp vào Quốc tế Cộng sản; Vấn đề thành lập và củng cố các Đảng cộng sản kiểu mới. Đại hội thông qua 21 điều kiện kết nạp vào Quốc tế Cộng sản. Cơ sở của 21 điều kiện là học thuyết Mác-Lênin về đảng kiểu mới của Quốc tế Cộng sản, những nguyên tắc, tổ chức cách mạng quốc tế của Quốc tế Cộng sản đảm bảo sự đoàn kết quốc tế, chống phần tử hữu khuynh, trước hết là phái giữa chui vào Quốc tế Cộng sản để phá hoại. Đề cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa xác định lập trường giai cấp vô sản với nông dân và nhân dân bị áp bức ở các thuộc địa, xác định ”cương lĩnh ruộng đất của chuyên chính vô sản”. Đề cương kêu gọi đảng cộng sản các nước giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc và với sự giúp đỡ của các nước vô sản tiên tiến, các nước lạc hậu có thể đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
– Đại hội thông qua Điều lệ Quốc tế Cộng sản, khẳng định nguyên tắc tập trung dân chủ. Về cơ cấu tổ chức của Quốc tế III, đảng cộng sản mỗi nước là chi bộ cơ sở.
– Đại hội II của Quốc tế III đã củng cố và đoàn kết hàng ngũ đảng cộng sản, vũ trang cho các đảng về mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp đấu tranh, góp phần làm cho các đảng cộng sản ở các nước được hình thành và phát triển.
Tại đại hội lần II (1920), Quốc tế Cộng sản đã thông qua “Luận cương về vai trò của Đảng Cộng sản” và “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” do Lê-nin khởi thảo.