Nói lên quan điểm của bản thân về tình yêu tuổi học trò ( điểm xấu – tốt )
0 bình luận về “Nói lên quan điểm của bản thân về tình yêu tuổi học trò ( điểm xấu – tốt )”
Tuổi học trò là tuổi hồn nhiên, trong sáng, được học hành, rèn luyện và vùi chơi. Ở bậc Trung học phổ thông, học sinh đã chuẩn bị bước vào đời với biết bao dự định: Chọn trường đại học nào để học tập, rèn nghề cho công việc lập nghiệp ngày mai? Tương lai có thể được làm những việc mà mình yêu thích?… Đó là những câu hỏi mà nhiều học sinh thường tự đặt ra cho mình, với hình dung bước đầu về những tháng năm phía trước. Tuy nhiên, ở tuổi này, có không ít học sinh gặp những vấn đề không dễ giải quyết: nảy sinh một thứ tình cảm đặc biệt đối với một người khác giới mà bấy lâu nay vẫn tưởng mãi mãi chỉ là bạn bè. Thứ tình cảm đặc biệt, lạ lẫm ấy chính là tình yêu. Vướng vào tình yêu, nhiều học sinh đã rơi vào tình trạng lúng túng, không biết phải giải quyết thế nào.
Tình yêu là thứ tình cảm kì diệu, đẹp đẽ của con người. Xuất phát từ sự chân thành, tự nhiên, tình yêu tuổi học trò cũng rất đáng được tôn trọng. Người trong cuộc phải biết gìn giữ để tình yêu đó không bị chi phối bởi những dục vọng tầm thường, không làm tổn hại thanh danh của người mình yêu, và nhất là không cản trở việc học tập và phấn đấu của bản thân. Người có bản lĩnh, biết kiểm soát tình cảm của mình bằng lí trí tỉnh táo, có thể biến tình yêu thành một động lực mạnh mẽ, thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để vượt qua những khó khăn, thách thức.
Đã từng có những đôi lứa biết vun đắp tình yêu của mình từ thuở còn ngồi trên ghế nhà trường, để sau này cùng nhau xây dựng một mái ấm gia đình, và họ xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Ngược lại, có những người vì đã không làm chủ được bản thân, bị lôi cuốn bởi tình cảm thái quá, tự gây nên những hệ luỵ tiêu cực, dẫn đến tình trạng sớm nếm mùi bất hạnh. Những thương tổn đầu đời ấy thường để lại hậu quả nghiêm trọng về sau. Học sinh cần có sự hiểu biết để không biến tình yêu thành một cuộc phiêu lưu. Với học sinh, phải xác định nhiệm vụ trọng tâm là học tập và rèn luyện để vào đời bằng trí tuệ, tri thức và kĩ năng sống vững vàng. Muốn vậy, phải biết kiểm soát, kiềm chế tình cảm của mình, nhất là tình yêu. Nhiều lúc gặp rắc rối về tình cảm, bản thân không thể tự giải quyết, hãy tìm đến những người có kinh nghiệm và có trách nhiệm để có được sự chỉ bảo cần thiết, cần hiểu rằng, đích đến của tình yêu là hôn nhân, gắn liền với nó là trách nhiệm nặng nề. Đó là điều quá xa xôi đối với những học sinh chưa rời ghế nhà trường. Ở tuổi vị thành niên, gánh nặng gia đình sẽ là chuyện quá sức. Làm sao đủ hiểu biết và kinh nghiệm để chăm sóc, nuôi dạy con cái? Làm sao có nguồn thu nhập đảm bảo cho cuộc sống của các thành viên trong một gia đình? Làm sao có thể tiếp tục học hành để có được nghề nghiệp và vị trí trong xã hội? Đó là những vấn đề mà khi yêu, không học sinh nào tính đến, nhưng khi đã dấn sâu vào thì phải trả giá bằng chính cuộc sống của mình. Có khi cái giá phải trả quá đắt. Vì vậy, thái độ đúng đắn nhất là phải biết dừng lại đúng mức.
Tuổi học trò là tuổi hồn nhiên, trong sáng, được học hành, rèn luyện và vùi chơi. Ở bậc Trung học phổ thông, học sinh đã chuẩn bị bước vào đời với biết bao dự định: Chọn trường đại học nào để học tập, rèn nghề cho công việc lập nghiệp ngày mai? Tương lai có thể được làm những việc mà mình yêu thích?… Đó là những câu hỏi mà nhiều học sinh thường tự đặt ra cho mình, với hình dung bước đầu về những tháng năm phía trước. Tuy nhiên, ở tuổi này, có không ít học sinh gặp những vấn đề không dễ giải quyết: nảy sinh một thứ tình cảm đặc biệt đối với một người khác giới mà bấy lâu nay vẫn tưởng mãi mãi chỉ là bạn bè. Thứ tình cảm đặc biệt, lạ lẫm ấy chính là tình yêu. Vướng vào tình yêu, nhiều học sinh đã rơi vào tình trạng lúng túng, không biết phải giải quyết thế nào.
Tình yêu là thứ tình cảm kì diệu, đẹp đẽ của con người. Xuất phát từ sự chân thành, tự nhiên, tình yêu tuổi học trò cũng rất đáng được tôn trọng. Người trong cuộc phải biết gìn giữ để tình yêu đó không bị chi phối bởi những dục vọng tầm thường, không làm tổn hại thanh danh của người mình yêu, và nhất là không cản trở việc học tập và phấn đấu của bản thân. Người có bản lĩnh, biết kiểm soát tình cảm của mình bằng lí trí tỉnh táo, có thể biến tình yêu thành một động lực mạnh mẽ, thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để vượt qua những khó khăn, thách thức.
Đã từng có những đôi lứa biết vun đắp tình yêu của mình từ thuở còn ngồi trên ghế nhà trường, để sau này cùng nhau xây dựng một mái ấm gia đình, và họ xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Ngược lại, có những người vì đã không làm chủ được bản thân, bị lôi cuốn bởi tình cảm thái quá, tự gây nên những hệ luỵ tiêu cực, dẫn đến tình trạng sớm nếm mùi bất hạnh. Những thương tổn đầu đời ấy thường để lại hậu quả nghiêm trọng về sau. Học sinh cần có sự hiểu biết để không biến tình yêu thành một cuộc phiêu lưu. Với học sinh, phải xác định nhiệm vụ trọng tâm là học tập và rèn luyện để vào đời bằng trí tuệ, tri thức và kĩ năng sống vững vàng. Muốn vậy, phải biết kiểm soát, kiềm chế tình cảm của mình, nhất là tình yêu. Nhiều lúc gặp rắc rối về tình cảm, bản thân không thể tự giải quyết, hãy tìm đến những người có kinh nghiệm và có trách nhiệm để có được sự chỉ bảo cần thiết, cần hiểu rằng, đích đến của tình yêu là hôn nhân, gắn liền với nó là trách nhiệm nặng nề. Đó là điều quá xa xôi đối với những học sinh chưa rời ghế nhà trường. Ở tuổi vị thành niên, gánh nặng gia đình sẽ là chuyện quá sức. Làm sao đủ hiểu biết và kinh nghiệm để chăm sóc, nuôi dạy con cái? Làm sao có nguồn thu nhập đảm bảo cho cuộc sống của các thành viên trong một gia đình? Làm sao có thể tiếp tục học hành để có được nghề nghiệp và vị trí trong xã hội? Đó là những vấn đề mà khi yêu, không học sinh nào tính đến, nhưng khi đã dấn sâu vào thì phải trả giá bằng chính cuộc sống của mình. Có khi cái giá phải trả quá đắt. Vì vậy, thái độ đúng đắn nhất là phải biết dừng lại đúng mức.