Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt xanh; gen B quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với gen b quy định hạt nhăn. Các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Cho các cây (P) có kiểu gen AaBb tự thụ phấn thu được F1. Chọn ngẫu nhiên một cây có kiểu hình hạt vàng, trơn và một cây có kiểu hình hạt vàng, nhăn ở F1 cho giao phấn với nhau. Số hạt xanh, nhăn mong đợi ở F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Đáp án:
P: AaBb x AaBb
F1: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
Cây có kiểu hình hạt vàng trơn gồm: 1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb
Cây có kiểu hình hạt vầng nhăn gồm: 1AAbb : 2Aabb
Để có cây hạt xanh nhăn ở F2 thì bố mẹ F1 phải có alen lặn ở cả 2 cặp gen
Phép lai duy nhất có thể là:
F1: AaBb x Aabb
F2 có aabb là 1/4 x 1/2 = 1/8
-> Tỷ lệ xanh nhăn ở F2 là: 4/9 x 2/3 x 1/8 = 1/27
Đáp án:
– P tự thụ phấn:
P: AaBb × AaBb
`G_P`: AB; Ab; aB; ab AB; Ab; aB; ab
F1: 1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb : 1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb
+ Tỉ lệ kiểu gen: 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb
+ Tỉ lệ kiểu hình: 9 Cây hạt vàng trơn : 3 Cây hạt vàng nhăn : 3 Cây hạt xanh trơn : 1 Cây hạt xanh nhăn
– Cây hạt vàng trơn ở đời F1 có kiểu gen AABB; AaBB; AABb; AaBb
– Cây hạt vàng nhăn ở đời F1 có kiểu gen AAbb; Aabb
– Để F2 xuất hiện kiểu hình hạt xanh nhăn thì F1 phải có kiểu gen AaBb × Aabb
⇒ Tỉ lệ cây xanh nhăn ở đời F2 là:
`1/4 × 1/2 = 1/8`