Ở khổ thơ hai, tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và kỷ niệm nào của tuổi thơ? Em có nhận xét gì về các hình ảnh ấy?

Ở khổ thơ hai, tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và kỷ niệm nào của tuổi thơ? Em có nhận xét gì về các hình ảnh ấy? Biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng trong khổ thơ hai? (Bài tiếng gà trưa sgk/148)

0 bình luận về “Ở khổ thơ hai, tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và kỷ niệm nào của tuổi thơ? Em có nhận xét gì về các hình ảnh ấy?”

    • Tiếng gà trưa được gợi lên từ nỗi nhớ niềm thương của tác giả.
      • Thời gian: buổi trưa.
      • Địa điểm: Không gian là ở nơi xa và trên đường hành quân của chiến sĩ.
      • Một trưa vắng rất yên ả và thanh bình.
    • Những kí ức tuổi thơ bên bà ùa về và trỗi dậy mạnh mẽ.
      • Những kỉ niệm gắn bó đáng nhớ của tuổi thơ.
      • Hình ảnh người bà tảo tần và đầy yêu thương.
      • Ước mơ tuổi thơ được có quần áo đẹp, được đến trường.
      • Những kí ức thân thuộc, giản dị, mộc mạc, rất gần gũi.
    • Những suy tư của người cháu phương xa khi đang hành quân.
      • Người chiến sĩ nhấn mạnh đến trách nhiệm của bản thân.
      • Khẳng định lòng yêu nước bắt nguồn từ những điều giản dị chân phương.
      • Nhấn mạnh tình yêu quê hương, tình yêu đất nước ngày một lớn lao…
    Bình luận
  1. _ Những tình cảm và cảm xúc được thể hiện qua hình ảnh và kỉ niệm của tuổi thơ:

    + Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng ổ rơm đầy trứng hồng.

    + Một kỉ niệm của tuổi thơ dại khờ ” nhìn gà đẻ ” bị bà la mắng.

    + Hình ảnh về một người bà đầy lòng thương yêu cháu , chắt chiu, dành dụm cho cháu.

    + Ước mơ và niềm vui của tuổi thơ được mặc những bộ quần áo mới. 

    _ Bài thơ đã gợi lại những kỷ niệm tuổi thơ, tình cảm bà cháu gần gũi, bình dị của tác giả Xuân Quỳnh bởi vì Xuân Quỳnh mồ côi cha mẹ từ lúc ấu thơ, người cha thường vắng nhà đi làm xa, hai chị em sống với bà những năm tuổi thơ ở La Khê

     _ Tác giả sử dụng điệp từ “này” giúp ta hình dung hình ảnh người cháu đang chỉ con gà qua việc vừa đếm vừa chỉ con gà ấy. Trước mắt người đọc hiện lên hình ảnh đàn gà thật đẹp: 

    + Màu hồng của những quả trứng 

    + Màu nâu đốm của gà mái mơ

    + Mày vàng óng của con mơ vàng

    -> Tác giả chọn cung màu tươi sáng tạo nên bức tranh đàn gà thật đẹp, thật gần gũi: chúng bình yên đẻ trứng như không biết đến chiến tranh 

    -> Hình ảnh ấy gợi lên cuộc sống bình yên hạnh phúc 

    _ Điệp từ “này” còn thể hiện hai bà cháu đang đếm gà trong niềm mong mỏi chúng mau lớn

    Bình luận

Viết một bình luận