Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBb × ♀ AaBb . Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang

Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBb × ♀ AaBb . Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội? trên mạng giải hơi tắt nên khó hiểu mong mn giúp ạ

0 bình luận về “Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBb × ♀ AaBb . Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang”

  1. Đáp án:

    * Xét cá thể cái:

    · Cặp NST Aa giảm phân bình thường cho hai loại giao tử là A; a

    · Cặp NST Bb giảm phân bình thường cho hai loại giao tử là B; b

    ⇒ Cơ thể cái giảm phân cho 4 loại giao tử là AB; Ab; aB; ab

    * Xét cá thể đực:

    – Một cơ thể có rất nhiều tế bào mà ở cơ thể đực chỉ có một số tế bào giảm phân I xảy ra rối loạn còn các tế bào con lại giảm phân bình thường 

    · Cặp NST Aa giảm phân bình thường cho hai loại giao tử là A; a

    · Cặp NST Aa giảm phân I xảy ra rối loạn tạo ra hai loại giao tử là Aa; O

    · Cặp NST Bb giảm phân bình thường cho hai loại giao tử là B; b

    ⇒ Cơ thể đực giảm phân cho 4 loại giao tử bình thường là AB; Ab; aB; ab và 4 loại giao tử đột biến là AaB; Aab; OB; Ob

    – Khi thụ tinh bình thường, các loại hợp tử lưỡng bội có thể được tạo ra từ hai cá thể trên là:

    $\text{(AB : Ab : aB : ab) : (AB : Ab : aB : ab) = 1AABB : 2AABb : 2AaBB}$

    $\text{: 4AaBb : 1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb}$

    ⇒ Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa `9` loại hợp tử lưỡng bội

    – Khi thụ tinh bình thường, các loại hợp tử lệch bội có thể được tạo ra từ hai cá thể trên là:

    $\text{(AaB : Aab : OB : Ob) : (AB : Ab : aB : ab) = 1AAaBB : 2AAaBb : 1AaaBB}$

    $\text{: 1AAabb : 2AaaBb : 1Aaabb : 1ABB : 2ABb : 1aBB : 2aBb : 1Abb : 1abb}$

    ⇒ Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa `12` loại hợp tử lệch bội

     

    Bình luận

Viết một bình luận