Ở Việt Nam dùng nhiệt giai Xen-xi-út nên nhiệt độ là 38 oC, Ở Mỹ dùng nhiệt giai Fa-ren-hai nên nhiệt độ là 38 oF,từ đó học sinh đổi 38 oC sang oF ha

Ở Việt Nam dùng nhiệt giai Xen-xi-út nên nhiệt độ là 38 oC, Ở Mỹ dùng nhiệt giai
Fa-ren-hai nên nhiệt độ là 38 oF,từ đó học sinh đổi 38 oC sang oF hay đổi 38 oF sang oC và so sánh.

0 bình luận về “Ở Việt Nam dùng nhiệt giai Xen-xi-út nên nhiệt độ là 38 oC, Ở Mỹ dùng nhiệt giai Fa-ren-hai nên nhiệt độ là 38 oF,từ đó học sinh đổi 38 oC sang oF ha”

  1. 38 độ C = 100 độ F

    38 độ F = 3,33 độ C

    So sánh:

    – Độ F: Fahrenheit là một thang đo nhiệt độ nhiệt động lực học, với điểm đóng băng của nước là 32 độ F (°F) và điểm sôi là 212 °F (ở áp suất khí quyển tiêu chuẩn). Mức này khiến điểm sôi và điểm đóng băng của nước chênh lệch nhau chính xác 180 độ. Vì vậy, một độ trên thang Fahrenheit là 1/180 khoảng nhiệt độ từ điểm đóng băng đến điểm sôi của nước. Giá trị không tuyệt đối được xác định là -459,67°F. Chênh lệch nhiệt độ 1°F tương đương với chênh lệch nhiệt độ 0,556°C.

    – Độ C:

    Mặc dù ban đầu thang độ C được xác định bởi điểm đông của nước (và sau này là điểm tan chảy của đá), nhưng thang độ C giờ chính thức là một thang được suy ra, được xác định có liên quan đến thang nhiệt độ Kelvin.

    Giá trị 0 trên thang độ C (0 ° C) nay được xác định là tương đương với 273,15 K, với độ chệnh lệch nhiệt độ của 1 ° C tương đương với độ chệnh lệch của 1 K, có nghĩa là kích thước đơn vị trong từng thang là như nhau. Điều này có nghĩa là 100 ° C, trước đây được xác định là điểm sôi của nước, nay được xác định là tương đương với 373,15 K.

    Thang đo độ C là một hệ chia khoảng, không phải là hệ tỷ lệ, có nghĩa là thang đo độ C theo một thang tương đối chứ không phải tuyệt đối.

    *Chúc bạn học tốt! ^_^

     

    Bình luận
  2. Đáp án:

     38 C : 100,4 oF

    38 oF : 3,3 oC

    Giải thích các bước giải:

    38oC = 32 + ( 38 . 1,8 ) = 100,4 oF

    38oF = ( 38 – 32 ) : 1,8 = 3,3 oC

    Bình luận

Viết một bình luận