ÔN TẬP HK II MÔN VẬT LÍ – KHỐI 8 CHỦ ĐỀ : CÁC CÂU LÍ THUYẾT VÀ GIẢI THÍCH CƠ BẢN. Câu 1 – lí thuyết – Có mấy loại thế năng? Nêu vì dụ minh họa của từn

ÔN TẬP HK II MÔN VẬT LÍ – KHỐI 8
CHỦ ĐỀ : CÁC CÂU LÍ THUYẾT VÀ GIẢI THÍCH CƠ BẢN.
Câu 1 – lí thuyết – Có mấy loại thế năng? Nêu vì dụ minh họa của từng loại?
Câu 2 – giải thích – Tại sao trong ấm điện dùng để đun nước, dây đun được đặt ở dưới gần sát đáy ấm mà không được đặt ở trên?
Câu 3 – giải thích – Bơm khí vào một quả bóng bay và được buộc thật chặt. Vậy sau một thời gian quả bóng có còn căng như ban đầu nữa không, mặc dù nó không bị thủng. Tại sao?
Câu 4 – lí thuyết – Hãy nêu nguyên lí truyền nhiệt?
Câu 5 – lí thuyết – Khi nào một vật có cơ năng? Cơ năng có mấy dạng? Hãy nêu ra từng dạng?
* * *
GIÚP MÌNH VỚI MAI MÌNH THI RỒI HỨA VOTE NĂM SAO!!

0 bình luận về “ÔN TẬP HK II MÔN VẬT LÍ – KHỐI 8 CHỦ ĐỀ : CÁC CÂU LÍ THUYẾT VÀ GIẢI THÍCH CƠ BẢN. Câu 1 – lí thuyết – Có mấy loại thế năng? Nêu vì dụ minh họa của từn”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    1/ Thế năng là 1 loại cơ năng

    Có 2 loại thế năng:

    -Thế năng trọng trường (hay còn gọi là thế năng hấp dẫn): Cơ năng của một vật có được do độ cao so với mặt đất thì ta nói vật có thế năng hấp dẫn. 

    Ví dụ: Quả táo rơi  từ trên cây xuống đất

    -Thế năng đàn hồi: Cơ năng của một vật có được do tính đàn hồi thì ta nói vật có thế năng đàn hồi.

    Ví dụ: Nén hay kéo giãn 1 cái lò xo 

    2/. Trong đối lưu nhiệt, dòng nước nóng (ở nhiệt độ cao) sẽ di chuyển đi lên và dòng nướclạnh hơn (ở nhiệt độ thấp) sẽ đi xuống. Vì vậy, trong ấm điện dùng để đun nước, dây đun được đặt ở dưới, gần sát đáy ấm, không được đặt ở trên để tạo ra dòng đối lưu nhiệt tốt hơn và sẽ làm nước sôi.

    3/. Vỏ quả  bóng bay được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử cao su, giữa các phân tử , nguyên tử này có khoảng cách. Do đó các phân tử, nguyên tử không khí trong quả bóng bay có thể chui qua những khoảng cách đó thoát ra ngoài nên dù có buột chặt quả bóng bay cũng bị xẹp dần.

    4/. Nguyên lí truyền nhiệt: Khi có hai vật truyền nhiệt cho nhau thì:

    + Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau.

    + Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào.

    Ví dụ: Để một tách trà nóng trên bàn, tách trà sẽ bị nguội dần, do nó truyền nhiệt ra môi trường xung quanh cho đến khi nhiệt độ của nó bằng nhiệt độ môi trường.

    5/. Cơ năng: Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng. Có 2 dạng cơ năng:

    a/. Thế năng

    + Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn của vật càng lớn.

    + Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.

    b/. Động năng

    + Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là có động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.

    + Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của vật đó.

    Nocopy

    Bình luận

Viết một bình luận