Ông cha ta đã chiến đấu hết mình để giành độc lập. Ngày nay chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ chủ quyền của đất nước (Chủ quyền biển đảo)?

Ông cha ta đã chiến đấu hết mình để giành độc lập. Ngày nay chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ chủ quyền của đất nước (Chủ quyền biển đảo)?

0 bình luận về “Ông cha ta đã chiến đấu hết mình để giành độc lập. Ngày nay chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ chủ quyền của đất nước (Chủ quyền biển đảo)?”

  1. Nhìn lại lịch sử địa lý của Việt Nam liên quan đến chủ quyền biển đảo, có thể khẳng định: hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, điều này đã được xác định rõ trong công trình nghiên cứu về vấn đề biển đảo cũng như tìm hiểu 24 bộ sách dư địa chí Trung Quốc từ thời Hán đến thời Thanh của các nhà khoa học, nhà lịch sử (quốc tế và Việt Nam) đã cho thấy, trong các tư liệu này đều không ghi hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc sở hữu của Trung Quốc. Trong khi đó, các thư tịnh, bản đồ cổ của các nhà tư bản, các cố đạo phương Tây đều ghi nhận hai quần đảo này là của Việt Nam, đặc biệt ghi chép nhiều lần Chúa Nguyễn cứu trợ những người mắc nạn trên 2 đảo.Trong các thư tịch cổ lưu giữ tại cố đô Huế cũng ghi chép về sự thành lập đội Hoàng Sa, các chỉ dụ chỉ đạo việc bố phòng canh giữ… của các đời vua nhà Nguyễn. Bản đồ chủ quyền của Pháp khi xâm lược Việt Nam cũng quy hoạch rõ có việc sở hữu hai quần đảo thuộc Việt Nam năm 1954, khi Hiệp định Giơ-ne-vơ ký kết (Trung Quốc là một thành viên Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc tham dự cũng thừa nhận phần Nam vĩ tuyến 17, bao gồm lục địa biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là do chính quyền Việt Nam cộng hòa quản lý).Với những tư liệu lịch sử ghi nhận tính sở hữu hai quần đảo của Việt Nam vừa mang tính pháp lý phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 và trên cơ sở pháp luật của Việt Nam, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, khẳng định rằng: Việt Nam có chủ quyền và quyền chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

    Bình luận

Viết một bình luận