Ông cha ta khuyên dạy điều gì trong văn hóa giao tiếp qua hai câu tục ngữ sau: Ăn trông nồi, ngồi trông hướng; Ăn có nhai, nói có nghĩ?
Cần thận trọng khi phát ngôn và hành động.
Cần có ý chí và nghị lực để trở thành người có văn hóa.
Cần ăn nói chậm rãi, từ tốn
Không nên vừa ăn vừa nói.
-Hai câu tục ngữ :“Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”;” Ăn có nhai, nói có nghĩ?”
-Ông cha ta khuyên rằng khi chúng ta nhớ câu “ngồi trông hướng”, trong bất cứ hoàn cảnh nào, hay gặp nhất là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sẽ quan sát mọi người và mọi vật chung quanh để cho hành động, cử chỉ thích hợp. Trong bữa cơm gia đình, nhất là những gia đình nhiều thế hệ, người ăn không khuấy lộn đĩa thức ăn để tìm miếng ngon, đó là “ăn trông nồi”. Các bà mẹ đều yêu thương con một cách kín đáo, thầm lặng, vậy nên khi nhìn thấy con cái toàn lựa thức ăn ngon mà gắp thì thường im lặng, như vậy không phải thương con mà là làm hại con…
– Câu nói”Ăn có nhai nói có nghĩ” khuyên mỗi chúng ta trước khi nói một điều gì đó cần phải suy nghĩ một cách chín chắn, kỹ lưỡng, tránh nói năng thiếu suy nghĩ và coi đó là việc làm cần thiết giống như việc khi ăn ta phải ăn uống từ tốn, nhai kỹ nuốt chậm. Đó đều là những kỹ năng cần thiết đối với mỗi chúng ta. Lời ăn tiếng nói là một trong những cách để thể hiện chính con người mình, trình độ học vấn, đạo đức con người. Những lời nói dễ nghe, lịch sự thể hiện bạn là một con người văn minh, có học thức, tôn trọng người đối diện, ngược lại những lời nói bậy bạ, tục tĩu, bốp chát lại khiến người khác nghĩ bạn là một người thiếu văn hoá, vô đạo đức.