Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường k ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay
Viết đoạn văn nghị luận trong đó có sử dụng yếu tố biểu cảm để trình bày cảm nhận của bài thơ
Ai giúp mik câu này vs ạ.Mai mik thi rồii
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường k ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay
Viết đoạn văn nghị luận trong đó có sử dụng yếu tố biểu cảm để trình bày cảm nhận của bài thơ
Ai giúp mik câu này vs ạ.Mai mik thi rồii
Những lời thơ giản dị trong bài thơ có sức biểu cảm cao và thể hiện sâu sắc nỗi xót thương, nuối tiếc của nền văn hóa cổ truyền, khi chữ quốc ngữ ngày càng được đề cao, và những người như ông đồ chỉ là một mảnh kí ức của quá khứ về chữ nho. Khi xã hội ngày càng phát triển, hình ảnh ông đồ ngày càng thất thế, vắng bóng, khiến họ chỉ còn là những “di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”, bị gạt ra rìa cuộc sống, những lớp người tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả, đặc biệt là nét đẹp văn hóa đang càng ngày bị mai một được nhấn mạnh sâu sắc trong từng lời thơ. Bài thơ sử dụng thể thơ ngũ ngôn tuy bình dị mà gợi cảm, cô đọng, đầy dư vị, khiến cho người đọc ngậm ngùi, tiếc nuối, xót xa hơn. Bài thơ có sức lay động sâu sắc khi tác giả kín đáo thốt lên niềm thương cảm của ông đồ qua 2 câu thơ cuối “Những người muôn năm cũ / Hồn ở đâu bây giờ? “. Đồng thời bài thơ được sắp xếp cấu trúc theo kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng. Hơn nữa qua hình ảnh thiên nhiên còn bày tỏ sâu sắc nỗi niềm, tâm trạng đượm buồn của tác giả.
@ngocc_vanw
– Xin ‘ Câu trả lời hay nhất ‘ ạ!
Chúc Bạn Học Tốt
vote 5* và chọn câu trả lời hay nhất nha
????@dưak6????
????Của bạn đây nha????
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.
Thật là một sự vô tình đến phũ phàng. Nếu trước đây ông luôn là người tập trung sự chú ý, sự ngưỡng mộ với những lời khen ngợi thì giờ đây chỉ còn lại hình ảnh một ông đồ trơ trọi lạc lõng giữa dòng đời nhộn nhịp. Và trong dòng người tấp nập qua lại ấy, có ai bỗng vô tình nhìn lại để thương xót cho một ông đồ già? Ông vẫn ngồi đấy, lặng im chờ đợi để cuối cùng thì chẳng còn ai đến với ông. Song, không hẳn thế, trong hàng loạt người đã quên kia còn có một người nhớ và quay lại thương xót cất lên hai câu thơ thể hiện niềm thương cảm.
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.
Chiếc lá vàng còn sót lại cũng bị cơn gió thổi lìa cành, đậu trên mặt giấy. Nó nằm đấy như chấm dứt sự sinh sôi. Ông đồ ngồi trầm ngâm đã không buồn nhặt. Cộng hưởng với nỗi niềm của ông còn có cơn mưa bụi của đất trời. Hình ảnh tả thực nhưng chất chứa nhiều tâm trạng. Mưa bay ngoài trời, mưa trong lòng người. Câu thơ tả cảnh hay tả tình? Bước cuối cùng của những ngày tàn buồn bã xiết bao! Lời thơ tuy nhẹ nhàng nhưng thấm thía kết hợp giọng thơ trầm buồn, uẩn đã gây cho người đọc nỗi buồn khó tả.