P.tích đoạn văn sau: “Ở lâu trong cái khổ, Mị đã quen khổ rồi….mà trông ra, đến bao giờ chết thì thui”. Từ đó, nhận xet về giá trị hiện thực của tác phẩm
P.tích đoạn văn sau: “Ở lâu trong cái khổ, Mị đã quen khổ rồi….mà trông ra, đến bao giờ chết thì thui”. Từ đó, nhận xet về giá trị hiện thực của tác phẩm
Mị đã khổ nhiều rồi, trong cái địa ngục trần gian ấy, lại càng khổ hơn khi phải chấp nhận mình là kiếp trâu kiếp ngựa. Cả những con người cứng rắn, có lẽ không khỏi động lòng khi đọc đến câu “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa”… Khổ mà đến “quen” rồi quả thật ý thức con người đã bị tê liệt, đã mất đi cái “yếu tố xã hội” để được xem là con người. Chuỗi ngày cực nhục đã cướp đi của Mị sức sống tài năng cướp đi những thất vọng tuổi trẻ những “lúc hồi hộp chờ đợi người yêu”. Lúc nào và bao giờ cũng thế, công việc cứ giăng trải ra trước mặt Mị, cứ những công việc quen thuộc làm đi làm lại “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp… Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế”. Khổ quá, cái khổ cứ chực bóp nát cuộc đời Mị, thế sao Mị không tự tử chết đi cho rồi? Không được bởi “Mị chết thì bố Mị còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ. Mị đành trở lại nhà thống lí”.
Bản thân Mị ở lâu trong cái khổ thì mị đã quen khổ nhiều lắm rồi, Mị phải ở trong cái địa ngục trần gian ấy , sự đau khổ ấy lại càng khổ hơn khi phải chấp nhận mik là kiếp trâu ngựa Mấy ai ko bị rơi lệ khi đọc được những dòng câu“Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa” Quen khổ rồi , đau khổ nhiều rồi thì ý thức con người đã bị tê liệt , rồi ko còn đc ai coi trọng ko còn ai xem mik là con người .Những ngày chịu sự nhục nhã ấy đã cướp đi của Mị sức sống tài năng cướp đi những thất vọng tuổi trẻ những “lúc hồi hộp chờ đợi người yêu”. Mị như bị bao quanh bởi bốn bức tường mang tên công việc, mik làm đi làm lại bao nhiêu công việc !“Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp…Mị muốn đi lắm mị không muốn ở đây , không muốn ở cái cuộc đời dài dằng dặc này nữa thế nhưng “Mị chết thì bố Mị còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ. Mị đành trở lại nhà thống lí”.