PHẦN 1 : CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1 : Đâu là hành vi vi phạm pháp luật giao thông ? A . Ăn mặc hở hang, thiếu lịch sự B . Không nhường chỗ cho người gi

By Parker

PHẦN 1 : CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1 : Đâu là hành vi vi phạm pháp luật giao thông ?
A . Ăn mặc hở hang, thiếu lịch sự
B . Không nhường chỗ cho người già, trẻ em
C . Có thái độ không than thiện với người đồng hành
D . Không sẵn sàng giúp đỡ người bị tai nạn giao thông
Đáp án :
Câu 2 : Hành vi nào nên tránh trong tham gia giao thông ?
A . Nhường đường cho người đi bộ
B . Thích ứng với những khó khăn của giao thông
C . Không phát tín hiệu khi chuyển hướng đi
D . Không đua xe và cổ vũ đua xe trái phép
Đáp án :
Câu 3 : Hành vi nào không văn hóa trong tham gia giao thông ?
A . Tích cực sử dụng còi tại những nơi đông người
B . Tích cực sử dụng phương tiện giao thông công cộng
C . Tích cực tham gia hướng dẫn giao thông
D . Tích cực tham gia giải tỏa vi phạm hành lang giao thông
Đáp án :
Câu 4 : Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai ?
A . Là trách nhiệm của ngành giao thong vận tải
B . Là trách nhiệm của lực lượng cảnh sát giao thong
C . Là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
D . Là trách nhiệm của công nhân viên chức lao động
Đáp án :
Câu 5 : Biển báo hiệu giao thong đường bộ gồm những nhóm nào ?
A . Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn, biển phụ
B . Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn
C . Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn
D . Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh
Đáp án :
Câu 6 : Khái niệm “người điều khiển giao thông” được hiểu như thế nào là đúng ?
A . Là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông
B . Là cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt
C . Là người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt
D . Tất cả các ý kiến trên
Đáp án :
Câu 7 : Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện và xe đạp máy khi tham gia giao thông dội mủ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách có bị xử lý không ?
A . Không vi phạm, không bị xử lí
B . Bị xử phạt như không đội mũ bảo hiểm
C . Chỉ bị nhắc nhở
D . Phạt cảnh cáo
Đáp án :
Câu 8 : Cấm vượt xe trong những trường hợp nào ?
A . Trên đường cầu hẹp có một làn xe
B . Nơi đường giao nhau, khi điều kiện thời tiết hoặc đường không đảm bảo an toàn cho việc vượt
C . Tại đường vòng, đầu dốc và các vị trí khác có tầm nhìn hạn chế
D . Tất cả các trường hợp trên
Đáp án :
Câu 9 : Tại đoạn đường dốc thì các xe phải nhường đường như thế nào ?
A . Xe nhỏ nhường cho xe lớn
B . Xe có tốc độ thấp hơn phải nhường đường cho xe có tốc độ cao hơn
C . Xe đang xuống dốc phải nhường đường cho xe đang xuống dốc
D . Xe đang lên dốc phải nhường đường cho xe đang xuống dốc
Đáp án :
Câu 10 : Khi xảy ra tai nạn giao thông, những hành vi nào ghi ở dưới đây bị nghiêm cấm?
A . Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị tai nạn giao thông
B . Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người gây tai nạn giao thông
C . Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông
D . Nghiêm cấm tất cả các hành vi trên
PHẦN 2 : CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu hỏi : Theo em, văn hóa giao thông là gì? Trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng văn hóa giao thông

0 bình luận về “PHẦN 1 : CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1 : Đâu là hành vi vi phạm pháp luật giao thông ? A . Ăn mặc hở hang, thiếu lịch sự B . Không nhường chỗ cho người gi”

  1. Phần I

    c1: d

    c2: c

    c3: a

    c4: c

    c5: a

    c6: d

    c7: d

    c8: d

    c9: d

    c10: d

    PHẦN 2:

    – VĂn hóa giao thông là: khái niệm được nhiều người nhắc đến nhưng để hiểu và tham gia giao thông một cách văn hóa thì không phải ai cũng biết. Chung tay xây dựng văn hóa giao thông là điều nhiều người mong muốn để hạn chế sự hỗn loạn, vốn đã thành đặc điểm cố hữu của giao thông Việt Nam.

    Trách nhiệm của học sinh:

    – Không vi phạm và tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự an toàn giao thông.

    – Chấp hành nghiêm túc hệ thống báo hiệu đường bộ, đi đúng phần đường, làn đường quy định; không sử dụng rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định.

    – Bảo đảm tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần khi tham gia giao thông.

    – Duy trì phương tiện tham gia giao thông an toàn, sạch đẹp.

    – Có thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra tai nạn giao thông.

    – Có trách nhiệm phản ánh và lên án các hành vi tiêu cực; tích cực đề xuất các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông.

    – Tận tình giúp đỡ người bị nạn, người già, người khuyết tật, trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia giao thông.

    – Tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông.

    – Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

    -….

    Trả lời

Viết một bình luận