Phân biệt cấu tạo và hoạt động cảm ứng của các nhóm động vật có tổ chức thần kinh

Phân biệt cấu tạo và hoạt động cảm ứng của các nhóm động vật có tổ chức thần kinh

0 bình luận về “Phân biệt cấu tạo và hoạt động cảm ứng của các nhóm động vật có tổ chức thần kinh”

  1. Đáp án:

    Khái niệm: Cảm ứng là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển.

    Ví dụ : Trời rét, mèo xù lông.

    Phân biệt đặc điểm cảm ứng:

    Thực vật: Phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng.

    Động vật: Phản ứng nhanh, phản ứng dễ nhận thấy, hình thức phản ứng đa dạng.

    Hình thức, mức độ và tính chính xác của cảm ứng ở các động vật khác nhau tuỳ thuộc vào tố chức của hệ thần kinh

    II. CẢM ỨNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT

    1. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức hế thần kinh

     * Chưa có hệ thần kinh.

     * Hình thức cảm ứng: Chuyển động của cả cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh để hướng đến các kích thích (hướng động dương) hoặc tránh xa kích thích (hướng động âm)→theo kiểu hướng động

    2. Cảm ứng ở động vật đã có hệ thần kinh

    * Đã có hệ thần kinh.

    * Hình thức cảm ứng là các phản xạ

    Phản  xạ là các phản ứng trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh (chỉ có ở nhóm động vật có hệ thần kinh)

    Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ

    Cung phản xạ bao gồm các bộ phận:

    + Bộ phận tiếp nhận kích thích (cơ quan thụ cảm)

    + Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (hệ thần kinh).

    + Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến)

    Xem thêm tại: https://sinhhoc247.com/cam-ung-o-dong-vat-a4113.html#ixzz6pHbUEuK8

    Giải thích các bước giải:

     

    Bình luận

Viết một bình luận