Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh có những đóng gì trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ 20

Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh có những đóng gì trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ 20

0 bình luận về “Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh có những đóng gì trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ 20”

  1. $*$ Những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng phương pháp bạo động: 

    – Tháng 5/1904: thành lập hội Duy Tân, chủ trương đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập, thiết lập một chính quyền quân chủ lập hiến ở Việt Nam. 

    – Năm 1905 `\to` 1908: phong trào Đông Du,  đưa được 200 thanh niên sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp. 

    – Tháng 6/1912 Việt Nam quang phục hội được thành lập khẳng định tôn chỉ thì “đánh đuổi giặc Pháp khôi phục nước Việt Nam thành lập nước Cộng hòa dân quốc “

    $\Rightarrow$ Những hoạt động của Phan Bội Châu nhằm mục đích đánh Pháp giành độc lập. Tuy nhiên đều thất bại

    $*$ Những sự kiện chứng minh Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng phương pháp cải cách:

    Năm 1906 Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ bộ ở Quảng Nam mở cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kỳ:

    + Kinh tế : chú ý cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển nghề thủ công,  làm vườn,  lập “nông hội”….. 

    + Giáo dục : mở  trường dạy theo kiểu mới để nâng cao dân trí, dạy chữ Quốc ngữ,  các môn học mới,…. 

    + Văn hoá : vận động  cải cách trang phục và lối sống cắt tóc ngắn mặc áo ngắn với các kiểu quần áo” Âu hóa “. Lên án mạnh mẽ những hủ tục phong kiến

    – Năm 1908, phong trào chống thuế ở Trung kì phát triển sâu rộng và bị thực dân Pháp đàn áp dữ dội. 

    Bình luận
  2. – Tạo sự chuyển biến về chất trong nội dung tư tưởng và hình thức biểu hiện trong phong trào giải phóng dân tộc nước ta đầu thế kỉ XX

    -Đóng góp trong lĩnh vực tư tưởng, giúp nhân dân nhìn thấy chế độ phong kiến không còn phù hợp, ý thức hệ phong kiến không giải quyết được yêu cầu độc lập, cần phải thay thế nó bằng một xã hội mới tiến bộ hơn.

    – Thức tỉnh tinh thần yêu nước và tính tự cường dân tộc. đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược và canh tân đất nước để đất nước trở nên giàu mạnh

    – Thay đổi trong tư duy kinh tế, đưa nền kinh tế phát triển theo hình thức mới, kinh tế tư bản chủ nghĩa. Thay đổi trong tư duy văn hóa, lối sống, nền Hán học, truyền bá về nền học thuật mới, văn minh, tiến bộ.

    Bình luận

Viết một bình luận