*PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Thời Lê sơ (1428-1527), tổ chức bao nhiêu khoa thi tiến sĩ? Chọn
lựa bao nhiêu người làm trạng nguyên?
a. 62 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên
b. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 89 người làm trạng nguyên
c. 12 khoa thi tiến sĩ. Chọn 9 người làm trạng nguyên
d. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên
Câu 2: Thời Lê sơ, tôn giáo nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội?
a. Phật giáo
b. Đạo giáo
c. Nho giáo
d. Thiên Chúa giáo
Câu 3: Bia tiến sĩ ở văn miếu được xây dựng để làm gì:
a. Ghi chép tình hình giáo dục của đất nước qua từng năm
b. Tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên
c. Quy định việc thi cử, tuyển chọn tiến sĩ của nhà nước
d. Tưởng nhớ công ơn của các sĩ tử
Câu 4: Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ thể hiện rõ rệt và đặc
sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại đâu?
a. Lam Sơn (Thanh Hóa)
b. Núi Chí Linh (Thanh Hóa)
c. Linh Sơn (Thanh Hóa)
d. Lam Kinh (Thanh Hóa)
Câu 5: Tác phẩm văn học nào dưới đây được xem là bản tuyên ngôn độc
lập lần thứ 2 của nước ta?
a.Quân trung từ mệnh tập,
b. Bình Ngô đại cáo
c. Quỳnh uyển cửu ca
d. Nam quốc sơn hà
*PHẦN TỰ LUẬN
Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về giáo dục và khoa cử. Vì sao quốc
gia Đại Việt đạt được những thành tựu nói trên?
Câu 1:
d. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên
Câu 2:
c. Nho giáo
Câu 3:
b. Tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên
Câu 4:
d. Lam Kinh (Thanh Hóa)
Câu 5:
d. Nam quốc sơn hà
*PHẦN TỰ LUẬN
a. Văn học:
– Chữ Hán được duy trì, chữ Nôm phát triển, có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…
– Nội dung: yêu nước, tự hào dân tộc.
b. Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…
c. Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
d. Y học: Bản thảo thực vật toát yếu.
e. Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
f. Nghệ thuật sân khấu: ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.
g. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:
– Sân khấu: tuồng, chèo, phục hồi phát triển.
– Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: đồ sộ, điêu luyện.
* Giáo dục và khoa cử
– Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.
– Dựng lại Quốc tử giám, mở nhiều trường học và khoa thi.
– Thi cử chặt chẽ, được tổ chức qua 3 kì: Hương – Hội – Đình.
Đại Việt đạt được những thành tựu nói trên vì:
– Đất nước không có chiến tranh, thái bình, yên vui.
– Những chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của Nhà nước đối với nhân dân đã khuyến khích cho nhân dân, tạo điều kiện cho kinh tế, văn hóa, giáo dục phát triển.
– Giáo dục, khoa cử rất phát triển nên đào tạo được nhiều nhân tài giúp nước.
– Nhân dân ta có truyền thống hiếu học.
Đáp án
Câu 1 d
Câu 2 c
Câu 3 b
Câu 4 d
Câu 5 b