PHẢN CẦU HỎI TỰ LUẬN Câu 19. Trên Trái Đất có mấy đới khí hậu chính theo vĩ độ? Trinh bày giới hạn và đặc điểm của từng đới? Câu 20: Cho biết ti lệ cá

PHẢN CẦU HỎI TỰ LUẬN
Câu 19. Trên Trái Đất có mấy đới khí hậu chính theo vĩ độ? Trinh bày giới hạn và đặc điểm của từng đới?
Câu 20: Cho biết ti lệ các thành phần của không khí? Hơi nước có vai trò gì?
Câu 21. Nhiệt độ không khí là gì? Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí?
Câu 22: Lớp vỏ khí chia thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm của từng tầng?

0 bình luận về “PHẢN CẦU HỎI TỰ LUẬN Câu 19. Trên Trái Đất có mấy đới khí hậu chính theo vĩ độ? Trinh bày giới hạn và đặc điểm của từng đới? Câu 20: Cho biết ti lệ cá”

  1. 19) Trên Trái Đất có 3 loại đới khí hậu chính:
    – Đới nóng (nhiệt đới):
    + Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến.
    + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều.
    + Lượng nhiệt: nóng quanh năm.
    + Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm.
    + Gió: thường hoạt động là gió Tín phong.
    – Ôn đới (đới ôn hòa):
    + Vị trí: từ 23 độ 27’B đến 63 độ 33’B; từ 23 độ 27’N đến 63 độ 33’N.
    + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt.
    + Lượng nhiệt: trung bình.
    + Lượng mưa: 500-1000mm.
    + Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới.
    – Hàn đới (Đới lạnh)
    + Vị trí: từ 63 độ 33’B đến 90 độ B; từ 63 độ 33’N đến 90 độ N.
    + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn.
    + Lượng nhiệt: lạnh quanh năm.
    + Lượng mưa: dưới 500mm.
    + Gió: thường hoạt động là gió Đông cực

    20)

     Thành phần của không khí bao gồm:

    •  Khí Nitơ: 78%
    •  Khí Ôxi: 21%
    •  Hơi nước và các khí khác: 1%

    – Vai trò của hơi nước: Lượng hơi nước tuy nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sấm, chớp.

    21)

    b. Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo các yếu tố:

    – Theo vị trí gần hay xa biển: Những miền gần biển: mùa hạ mát hơn, mùa đông ấm hơn những miền nằm sâu trong đất liền.

    – Theo độ cao: Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.

    – Theo vĩ độ: Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao.

    22)– Lớp vỏ khí được chia làm 3 phần:

    Tầng đối lưu
    Tầng bình lưu
    Các tầng cao của khí quyển.
    – Vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu:

    Tầng đối lưu là tầng nằm ở độ cao từ 0 – 16km
    Mật độ không khí dày đặc
    Nhiệt độ càng lên cao càng giảm cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 độ C.
    Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
    Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, gió, bão…

    Bình luận

Viết một bình luận