Phần I. (6.0 điểm) Cho câu thơ sau:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Câu 1: ( 1,0 điểm) Chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện đoạn thơ và cho biết đoạn thơ trích trong tác phẩm nào? Của ai?
Câu 2: ( 0,5 điểm) Khái quát nội dung đoạn thơ trên bằng một câu văn.
Câu 3: ( 1.0 điểm) Trong một đoạn thơ khác của bài thơ có hai câu thơ:
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Hãy gọi tên và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên.
Câu 4: ( 3.5 điểm)
Viết đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về những câu thơ vừa chép, trong đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ (gạch chân và chú thích câu hỏi tu từ).
Phần II. ( 4.0 điểm) Cho đoạn văn
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
(“Nước Đại Việt ta” Trích “ Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi
Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Để chứng minh cho nội dung ấy, tác giả đã nêu ra những yếu tố nào ?
Câu 2 (1,0 điểm): Xét theo mục đích nói, câu văn “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập” thuộc kiểu câu gì và thực hiện hành động nói nào ?
Câu 3 ( 2.0 điểm): chứng minh rằng “Nước Đại Việt Ta” tràn đầy niềm tự hào dân tộc.
—————Hết————–
câu1:
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Đoạn thơ trích trong tác phẩm quê hương của Tế H
câu 2
nội dung của đoạn thơ trên nói về cảnh những người ngư dân ra khơi đánh cá
câu 2 tự luận
thuộc kiểu câu trần thuật , thực hiện hành động nói trình bày
Phần I:
Câu 1:
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
– Đoạn thơ trích trong tác phẩm “Quê hương” của Tế Hanh
Câu 2:
Nội dung đoạn thơ: Diễn tả cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá.
Câu 3:
– Phép tu từ có trong 2 câu thơ:
+ Nhân hóa: “Chiếc thuyền im bến, mỏi, trở về nằm”
+ Ẩn dụ: “Nghe”
– Tác dụng: Hai câu thơ trích trong văn bản “Quê hương” của Tế Hanh đã miêu tả chiếc thuyền ra khơi thật đặc sắc qua các phép tu từ.
+ Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu nổi vẻ mệt mỏi của mình: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm”. Biện pháp nhân hóa khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ.
+ Nó lặng im “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Trong câu thơ này Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách tinh tế. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ. Cảm tưởng như Tế Hanh đã đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền.
(Xin lỗi nha mk chỉ làm được tới đây thôi. Mong là sẽ giúp cho bạn phần nào. Chúc bạn học tốt nha!)