Phần I. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“ Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác chảy xiết; rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía.
Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
-Bẩm… quan lớn…, đê vỡ mất rồi !
Câu 2: Chỉ rõ và nêu ngắn gọn tác dung của một phép liệt kê có trong đoạn trích?
Câu 3: Trước lời thông báo “… đê vỡ mất rồi” của “người nhà quê”, quan lớn “ đỏ mặt tía tai quay ra quát” rồi sau đó “vỗ tay xuống sập”, “xòe bài, miệng vừa cười, vừa nói”,những chi tiết đó giúp em hiểu như thế nào về nhân vật quan lớn được miêu tả trong tác phẩm?
Câu 4: Các dấu chấm phấy(;), chấm lửng (…) được sử dụng trong những câu văn trên nhằm mục đích gì?
Bài Làm :
Câu 2 :
– Phép liệt kê : “Lại có tiếng ào ào như thác chảy xiết; rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía” và “Thốt nhiên một người nhà quê mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời”.
– Tác dụng : Biểu thị sự sợ hãi của con vật trong trận bão lũ, con vật mà sợ hãi đến vậy thì tất nhiên con người cũng rất hoang mang và sợ hãi nếu đê vỡ và chỉ ra sự khốn khó của người dân trong đoạn trích trên.
Câu 3 :
– Nhân vật quan lớn được miêu tả là một tên hống hách, không biết nghĩ cho dân và chỉ biết hưởng lợi cho bản thân mình. Hắn lấy quyền làm quan lớn của mình mà ra lệnh cho lính tráng trong đình đuổi người dân ra ngoài trong khi họ đến thông báo cho mọi người biết là đê đã vỡ. Một người quan vô trách nhiệm không có lương tâm.
Câu 4 :
– Dấu chấm phẩy trong đoạn trích dùng để làm ranh giới chia cắt các vế trong câu đó để người đọc người nghe không bị hiểu nhầm hay đọc trùng lặp với ý trước.
– Dấu chấm lửng trong đoạn trích dùng để biểu thị lời nói trực tiếp của nhân vật và nêu lên sự sợ hãi của nhân vật với giọng nói ngập ngừng, sợ hãi.
Câu 2: Phép liêt kê: “Lại có tiếng ào ào như thác chảy xiết; rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía.”=>liệt keeko tăng tiến
Câu 3:Em nhận một cuộc sống xa hoa và sung sướng cx như quan phụ mẫu trong đoạn trích. Hắn chỉ lo vc ăn chơi vs mọi vật xung quanh thật giá trị vừa đắt tiền và quý hiếm. Và cx độc ác và vô tâm được thể hiện như khi dân gặp họa ko cứu nạn ko thương tiếp nhân dân mà còn tàn độc với họ nữa. Như người nông dân chạy vào để xin cứu giúp mà quan đuổi ra ngoài điều đó là chỉ thái độ hống hách của quan cx như tham lam. Như vậy ta thấy giai cấp thống trị thời xưa pk lên án và xóa bỏ các giai cấp đó.
Câu 4:Dấu chấm lửng biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt mỏi và quá hoảng sợ.
Dấu chấm phẩy ở đây dùng để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp nhằm giúp người đọc hiểu được các bộ phận, các tầng bậc ý trong khi liệt kê.