PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (2,0 ĐIỂM)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba, phong phú. Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người. Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ngoài ra còn có các điệu như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam.”
(Ngữ văn 7, tập 2, NXBGD Việt Nam năm 2017, trang 99,100)
Câu 1. (0,5đ) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (0,5đ) Em hãy nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 3. (1,0đ) Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “ Ngoài ra còn có các điệu như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam.”
PHẦN II. LÀM VĂN (8,0 ĐIỂM)
Câu 4. (2,0đ) Từ nội dung được gợi ra trong văn bản, hãy viết đoạn văn từ 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về các làn điệu ca Huế.
Câu 5. (6,0đ) Hãy giải thích câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Ai giúp mình đến câu 3 câu 4 và 5 tự làm ạ
Câu 1: đoạn văn được trích trong văn bản ca huế trê sông Hương.Tác giả là Hà Ánh Minh
Câu 1.
– Đoạn văn trên trích từ văn bản “Ca Huế trên sông Hương”, tác giả là Hà Ánh Minh.
Câu 2.
– Nội dung chính: Phản ánh một trong những nét đẹp của văn hóa truyền thống là ca Huế trên sông Hương đồng thời ca ngợi và tuyên truyền về nét đẹp văn hóa này.
Câu 3.
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn là liệt kê: “lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam.”
⇒ Tác dụng: Giúp độc giả thấy được sự phong phú của nghệ thuật ca Huế Qua đo thấy được sự phong phú của tâm hồn người Huế.