PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Con trai của mẹ, con đã bao giờ nhìn thấy sự cầu cứu dâng lên trong ánh mắt của những bệnh nhân và gia đình họ chưa? Họ đã luôn nhìn mẹ như vậy để mong chờ được cứu sống. Vì vậy mà hơn ai hết, mẹ hiểu được nỗi đau và sự tra tấn họ đang phải chịu đựng…
Mẹ yêu con tới 100%, nhưng thời gian mà mẹ dành cho con không thể là 100% được. Dù biết sự nguy hiểm trong công việc này, nhưng mẹ luôn cảm nhận được sự mất mát đáng sợ mà dịch bệnh để lại, vì thế mà mẹ có mong muốn cả đời của mẹ là loại bỏ những điều đó.
Xin lỗi con trai, hãy nghĩ rằng cuộc chia li nắng ngủi của ta sẽ làm nên tiếng cười của hàng triệu gia đình con nhé. Đây là điều mà trách nhiệm của những người bác sĩ như mẹ nên làm. Khi dịch bệnh qua đinh, hứa sẽ ở bên con nhiều nhất có thể, con hiểu ý mẹ mà, phải không?
(Trích Bức thư của nữ bác sĩ gửi con trai – bệnh viện Vũ Hán gây bão mạng, www.vietnamnet.vn, 01/02/2010)
Câu 1. (0,5 điểm)Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. (0,5 điểm) Vị bác sĩ đã cảm nhận được niềm tha thiết sống của bệnh nhân qua đâu?
Câu 3. (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa câu “Mẹ yêu con tới 100%, nhưng thời gian mà mẹ dành cho con không thể là 100% được”?
Câu 4.
a) (0.5 điểm) Nêu yêu cầu của phương châm hội thoại lịch sự. Chỉ ra câu văn trong văn bản tuân thủ phương châm lịch sự.
b) (0.5 điểm) Trong vai trò người con, em hãy đặt 01 câu tuân thủ phương châm lịch sự thể hiện nhận thức tích cực của bản thân đối với cách ứng xử của mẹ.
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)Viết đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về vấn đề: Cho đi cũng là hạnh phúc.
Câu 2: (5.0 điểm)Phân tích đoạn trích sau, trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều) – Nguyễn Du.
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
I. Đọc-hiểu:
1. PTBĐ : Tự sự ( mik hơi phân vân một tí )
2. Vị bác sĩ đã cảm nhận được niềm tha thiết sống của bệnh nhân qua ánh mắt. Vị bác sĩ hiểu được nỗi đau chôn giấu trong cơ thể của những bệnh nhân nhiễm Covid-19 .
3. Ý người mẹ muốn với đứa con của mình rằng : mẹ rất nhớ con, yêu con biết bao . Nhưng vì công việc của mẹ là một bác sĩ – người thầm lặng đóng góp rất lớn trong thời kì dịch bệnh Covid-19 và thời gian mẹ đã cống hiến cho công việc( cụ thể là cho đất nước) có lẽ sẽ nhiều hơn thời gian mẹ bên con và gia đình của mình. Nhưng không vì đó mà mẹ quên những hình ảnh của gia đình chúng ta, đặc biệt là con.
4. a)Phương châm hội thoại lịch sự : Khi nói hoặc viết , chúng ta cần tế nhị và tôn trọng người khác.
b) Mình không biết lắm mình chỉ ghi theo ý của mình vì thế bạn có thể hỏi người khác nha( Xin lỗi con trai, hãy nghĩ rằng cuộc chia li ngắn ngủi của ta sẽ làm nên tiếng cười của hàng triệu gia đình con nhé.
II. Làm văn :
1. -Từ “cho” cho chúng ta hiểu rằng chuyển cái thuộc quyền sở hữu của mình sang thành của người khác mà không đổi lấy gì cả.
– Từ ” hạnh phúc ” là 1 trạng thấy sung sướng vi cảm thấy hoàn toàn đã đạt được ý nguyện
– Cả câu :khi mình cho đi hay làm một điều gì đó cho người khác mà không cần đổi lấy gì cả thì mình đã rất hạnh phúc rồi. Cũng có 1 trường hợp mình giúp đỡ người nghèo thì mình không cần lấy lại thứ mình cho đi . Nhưng người nhận thì họ sẽ dành cho mình một sự tôn trọng. Có lúc nếu mình khó khăn thì nhưgx người mà lúc trước mình giúp họ , họ sẽ giúp lại mình.Đó mớ chính là hạnh phúc, hãy cho đi thì mình sẽ rất hạnh phúc.
2. MB: Gthiệu tác giả, đoạn trích ” Kiều ở lầu Ngưng Bích “
TB: Phân tích từng hình ảnh qua những từ ngữ có trong đoạn
– “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” : là nhớ lại người(Kim Trọng) đã cùng mình hẹn thề dưới ánh trăng và chén rượu thề nguyện cùng lòng cùng dạ ( đồng tâm ) với nhau .
– “Tin sương luống những rày trông mai chờ” : Kim Trọng vẫn chưa biết đến chuyện mà mình đã bán thân để chuộc cha, vì thế ngày nào trong suy nghĩ của Kiều rằng tới nay chàng luôn mong chờ tin tức của nàng , thật là uổng công của chàng.
-“Bên trời góc bể bơ vơ” : giữa không gian đất trời bao la , nàng bơ vơ 1 thân 1 mình ở chốn xa lạ
-“Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”: tấm lòng thủy chung, son sắt không bao giờ phai trong tâm trí của nàng. Không bao giờ có thể quên được tình cảm của nàng Kiều dành cho Kim Trọng.
-“Xót người tựa cửa hôm mai”: Xót,thương nhớ hình ảnh người mẹ tựa cửa trông chờ nàng với ánh mắt buồn rầu ,chờ đợi tin tức của đứa con gái mà mình đã mang nặng đẻ đau suốt chín tháng muời ngày.
-“Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ”: mùa hè, trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ; mùa đông ,trời lạnh giá thì vào nằm trong chiếu khăn để khi cha mẹ ngủ , chỗ nằm đã ấm sẵn . Những hình ảnh thể hiện sự lo lắng của nàng khi cha mẹ về gia thì không biết ai sẽ chăm sóc, phụng dưỡng cho cha mẹ .
-“Sân Lai cách mấy nắng mưa”: Sân nhà lão Lai Tử(ý muốn chỉ đây là sân nhà của cha mẹ Thúy Kiều).
Theo Hiếu tử truyện thì Lão Lai Tử người nước Sở thời Xuân Thu rất có hiếu, tuy đã già mà conf nhaỷ múa cho cha mẹ xem để đem lại tiếng cười cho cha mẹ.
-“Có khi gốc tử đã vừa người ôm”: Hình ảnh cha mẹ già , gầy yếu xuất hiện trước mătj của nàng , nàng cảm thấy rất buồn , xót xa khi người sinh ra mình và nuôi dưỡng mình lớn lên lại không có được 1 cuôcj sôngs như lúc cha mej nuôi dưỡng mình.
-(Có một hình ảnh mà mình muốn liên hệ đến hình ảnh thình cảm của cha mẹ , cái này tùy bạn nha muốn ghi hay không ghi tùy bạn nha) đó là:
” Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng,
Con nuôi cha mẹ con tính tháng tính ngày”.
KB : cái này phụ thuộc vào ý tưởng của bạn nha