PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.
(Tế Hanh – Quê hương,
Sách Ngữ văn 8, tập hai – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
Em hãy đọc kĩ đoạn trích trên rồi trả lời các câu hỏi sau:
1. Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích ?
2. Câu 2. (0,5 điểm) Nêu nội dung cơ bản của đoạn trích trên?
3. Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy:
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.
4. Câu 4. (1,0 điểm) Nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên bằng một đoạn văn theo cách diễn dịch (khoảng 7-8 câu); trong đó có sử dụng câu cảm thán, gạch chân dưới câu văn đó.
Câu 1: PTBĐ chính : biểu cảm
Câu 2: Nội dung cơ bản của khổ thơ là : cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về sau 1 ngày làm việc vất vả
Câu 3: Biện pháp nghệ thuật : nhân hóa và chuyển đổi cảm giác qua từ ” nghe”
Tác dụng: cho ta thấy đc hình ảnh con thuyền như 1 sinh thể sống giờ đây đang im lặng, mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi sau 1 chuyến đi dài
Câu 4
Bài thơ”Quê Hương” của Tế Hanh là 1 bài thơ rất hay và đặc sắc. Như chúng ta đã biết bài thơ đã khắc họa thành công hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về sau 1 ngày vất và. Trước hết, “Ngày hôm sau…..ghe về”, các tính từ “ồn ào”, “tấp nập” đã gợi ra1 ko khí đông vui hối hả, người đọc như thấy đc sự sống trong ko khí đó. Người dân chài lưới thay phiên nhau cảm tạ trời đất bằng những sự chân thành nhất, cảm tạ trời đất đã sóng yên biển nặng để đoàn thuyền đánh cá trở về an toàn, cá đầy ghe, được nhhìn thấy những con cá tươi ngon thân bạc trắng: ” Nhờ ơn trời….. bạc trắng”. Hình ảnh người dân hiện lên thật đẹp , 1 vẻ đẹp lãng mạn khỏe khoắn làm sao! Hai câu thơ đã tạc lên 1 dáng vẻ rất riêng của người dân chài ko thể lẫn vào đâu đc: ” Dân chài lưới…..xa xăm”. Hình ảnh ” Chiếc thuyền im bến… thớ vỏ”, tác giả đã sử dụng khéo láo biện pháp nhân hóa, con thuyền như 1 sinh thể sống giờ đây đang im lặng vì mệt mỏi và nghệ thuật chuyển đổi cảm giác qua từ”nghe” đó là sự suy ngẫm , cảm nhận vị mặn của nước biển đang ngấm dần vào cơ thể nó.
Câu 1:
-PTBĐ chính: Biểu cảm.
Câu 2:
-Nội dung cơ bản của đoạn trích: Cảnh dân làng tấp lập đón ghe về.
Câu 3:
-Biện pháp nghệ thuật: Nhân hoá, Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
+Nhân hoá : Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm.
+Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nghe: chất muối.
-Tắc dụng:
+Làm cho con thuyền trở lên sinh động gần gũi với con người hơn.
+Gợi sự mệt nhọc thấm thía của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế của tác giả.
Câu 4: