Phần I: Đọc- hiểu (5,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyề

Phần I: Đọc- hiểu (5,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 6
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
( Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục, 2018)
Câu 1(0,75 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định thể loại của văn bản đó?
Câu 2(0,5 điểm): Nêu xuất xứ của văn bản trên?
Câu 3(0,75 điểm): Tìm các trạng ngữ trong đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của các trạng ngữ ấy?
Câu 4 (0,75 điểm): Tìm một cụm C – V làm thành phần của câu hoặc thành phần của cụm từ trong câu văn: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Cho biết cụm C – V ấy làm thành phần gì?
Câu 5 (1,0 điểm): Trong câu cuối của đoạn văn, tác giả dùng hình ảnh nào để thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh ấy?
Câu 6 (1,25 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 -> 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ hiện nay. Trong đoạn văn có sử dụng phép liệt kê.

0 bình luận về “Phần I: Đọc- hiểu (5,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyề”

  1. Câu 1: trích từ văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

     Tác giả: Hồ Chí Minh 

    Thể loại : nghị luận

    Câu 2: xuất xứ: văn bản được trích từ văn kiện ,báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại đại hội lần 2 của Đảng lao động Việt Nam tại Việt Bắc năm 1951.

    Câu 3: Trạng ngữ: “từ xưa đến nay”

    “Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng”

    Tác dụng: chỉ thời gian

    Câu 4:

    Có 2 cụm C-V 

    ….nó / kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn=> làm phụ ngữ cho động từ ” khiến”

    …nó/ lượt quá mọi sự nguy hiểm khó khăn==>làm phụ ngữ cho động từ lướt qua

    …nó /nhấn chìm tất cả những lũ bán nước và lũ cướp nước .==>làm PN cho đt nhấn chìm

    Bình luận
  2. Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản ” Tinh thần yêu nước của nhân dân ta’ của Hồ Chí Minh. 

               Thể loại: văn nghị luận

    Câu 2 Xuất xứ: bài văn trích trong bản  Báo Cáo Chính trị  của chủ tịch Hồ Chí MInh tại đại hội thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam

    Câu 3 Trạng ngữ ” từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng” có tác dụng thông báo về thơi gian, giúp cho người đọc hiểu răng truyền thống yêu nước của nhân dân ta đã có từ lâu đời, tinh thần yêu nước và quyết tâm kháng chiến chống giặc ngoại xâm của quân và dân ta rất sôi nổi như một làm sóng vô cùng mạnh mẽ.

    Câu 4: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” một cụm C-V là

      Mỗi khi tổ quốc / bị xâm lăng

          C                          V

    CỤm c-v có tác dụng làm trạng ngữ trong câu

    Câu 5:

    Trong câu cuối của đoạn văn, tác giả dùng hình ảnh ” làn sóng mạnh mẽ, to lớn” để thể hiện sức mạnh của tinh thần yêu nước ở nhân dân ta

     Tác dụng : thể hiện tinh thần quyết tâm kháng chiến chống giặc ngoại xâm của quân ta rất mạnh mẽ, lòng yêu nước của dân tộc việt nam kết thàn một làn sóng nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.

    Câu 6 

     ” Lòng yêu nước” một cụm từ rất giản dị, gần gũi mà thiêng liêng. Bạn hiểu thế nào là lòng yêu nước? Lòng yêu nước là một thứ gì đó rất trừu tượng, nó không thể hiện qua lời nói mà thể hiện bằng những hành động có ý nghĩa. Từ xưa đén nay, tinh thần yêu nước của nhân dân ta chưa bao giờ giảm sút . Từ thời bà trung, bà triêu, lê hoàn, quang trung-nguyễn huệ cho đến hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống mĩ, dân ta luôn ra sức chiến đấu chống ngoại xâm. Trong thời buổi hiên nay, tinh thần yêu nước của dân ta vẫn chưa hề suy giảm đặc biêt phải nói đến tinh thần đoàn kết của dân ta trong hành trình chống lại ” tên giặc” mang tên COVID-19. TUy nhiên vẫn còn một số thành phần vẫn có tư tưởng chống lại cách mạng, truyền bá tư tưởng xấu làm lung lay tinh thần yêu nc của nhân ta. Đó là hành động cần lên án gay gắt. Là học sinh, hãy ra sức học tập để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp bạn nhé !

    CHÚC BẠN HỌC TỐT

    nếu thấy hay và ý nghĩa , xin cho mình ctlhn nhé bạn, mình cảm ơn

    Bình luận

Viết một bình luận