Phần I. Tập làm văn
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như mước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kinh cha
Cho tròn chữ hiểu mới là đạo con.
(Ca dao)
Câu 1(2,0 điểm): Từ nội dung văn bản trích ở phần Đọc – hiểu, hãy trình bày ngăn gọn
những suy nghĩ của em về tình phụ tử.
Câu 2(5,0 điểm): Tả lại một cảnh đẹp quê hương mà em yêu thích nhất.
Làm văn(7,0 điểm)
Câu 1:
Tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh:
” Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Ta biết, núi Thái sơn là ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, nước trong nguồn là nước trong sạch không bao giờ cạn.Biện pháp tu từ so sánh đã khẳng định công ơn to lớn của cha mẹ. Công cha nghĩa mẹ được so sánh với cái vĩnh hằng của thiên nhiên đã cho ta hiểu được là cha mẹ có công lao vô cùng to lớn. Mẹ là người sinh ra mình, nuôi nấng mình,… Còn cha đã chăm sóc, bảo ban, dạy em những điều lẽ phải,.. .Vì thế em phải biết ơn tới cha mẹ, bổn phận của 1 người làm con hiếu thảo với cha mẹ khi còn sống và khi mất. Em hứa sẽ học thật giỏi để bù lại công ơn cha mẹ đã nuôi nấng và chăm sóc em.
Câu 2:
Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp như: lũy tre, cánh đồng lúa,…. Nhưng em thích nhất là cảnh dòng sông ở quê em.
Ôi con sông mới đẹp làm sao. Con sông chạy dài như bất tận, dáng uốn lượn quanh co, mềm mại như tấm lụa đào vắt qua xóm làng. Những buổi trưa hè, dòng sông lấp lánh ánh bạc. Muôn nghìn tia nắng nhảy nhót, đùa nghịch trên mặt nước. Những con thuyền vẫn nhẫn nại buông mái chèo. Tiếng người lên đò, xuống đò vẫn vang vọng đâu đây. Vào những buổi chiều hè đứng trên bờ sông mà ngắm nhìn mới thấy sông có 1 vẻ đẹp kì diệu. Dòng sông như sẫm lại, những chòm mây trắng nhởn nhơ bồng bềnh trôi. Những làn gió dạo bước trên mặt sông đùa vui cùng những con sóng không biết mệt mỏi. Buổi tối dưới ánh trăng thanh, dòng sông lại càng êm ả. Trăng như dát bạc trên mặt nước. Nếu được bơi thuyền ra giữa dòng mà ngắm sông thì thật thú vị biết chừng nào. Dòng sông như đang khoác trên mình bộ áo choàng có đính những sợi kim tuyến óng ánh. Sông cũng có lúc hiền hòa, thơ mộng nhưng cũng có khi gắt gỏng, đăm chiêu. Lúc này dòng sông cuồn cuộn đỏ ngầu. Nước mấp mé hai bên bờ đê. Nhưng dường như sông cũng nghe được tiếng gọi lòng người dân quê em nên bỗng dịu dàng, hiền hòa trở lại đem dòng nước phù sa tưới mát cho cánh đồng.
Ôi dòng sông quê hương đã tắm mát tuổi thơ em, để lại trong em những kỉ niệm êm đềm sâu sắc nhất. Ấy là những buổi chiều thả diều trên đê ngắm sông không biết chán. Rồi cánh diều bỗng đứt dây trôi xuống sông, không ai dám lội xuống lấy. Bỗng 1 đợt sóng xô bờ con diều dạt vào bến. Vớt được cánh diều lên em thầm cảm ơn sự tốt bụng của con sông.
Em yêu con sông quê hương như yêu người mẹ dịu hiền của em
Câu 1:
Trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng, sâu đậm nhất. Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao, dân ca: Công cha như núi Thái Sơn, Con có cha như nhà có nóc, Phụ tử tình thâm…Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Mọi việc lớn như làm nhà, tậu ruộng, tậu trâu, dựng vợ gả chồng cho con cái… thường là do người cha quyết định. Trách nhiệm của người cha rất nặng nề. Con cái ngoan hay hư, chủ yếu là tùy thuộc vào sự bảo ban dạy dỗ của người cha. Bên cạnh người mẹ dịu dàng là người cha nghiêm khắc. Dẫu cách thức biểu hiện tình thương yêu có khác nhau nhưng bậc cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con cái trưởng thành về mọi mặt, đúng như dân gian đã nói: Con hơn cha là nhà có phúc. Trong lúc mẹ hằng ngày chẳng quản vất vả nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo thì người cha, ngoài những thứ đó ra còn phải nghĩ đến việc dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để các con học được những bài học thiết thực khi bước vào đời. Thật hạnh phúc cho những đứa con được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ!
Câu 2:
Cuộc sống có biết bao cái đẹp. Có những cái đẹp bình dị nhưng cũng có bao cái đẹp khuất lấp, ẩn sau bao lớp bụi cuộc đời. Những cái đẹp đó thường làm thanh lọc tâm hồn người. Tôi yêu biết bao một cảnh đẹp bình dị của quê hương mình- đó là dòng sông.
Dòng sông quê tôi có tự bao giờ, tôi cũng chẳng nhớ nữa. Chỉ biết rằng, khi tôi lớn thì dòng sông đã có rồi. Tôi còn nhớ, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhìn dòng sông Hương có lúc như một cố nhân, có lúc như một “người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”, có lúc như một cô gái digan phóng khoáng và man dại…. và tôi thấy dòng sông quê tôi như một chứng nhân. Nó có từ rất lâu rồi, cho nên như một lẽ tự nhiên, bao đổi thay của quê hương, dòng sông đã chứng kiến tất cả.
Dòng sông ở đó, nước chảy lững lờ. Dọc bên bờ sông là những hàng cây xanh mát như làm đẹp, làm duyên thêm cho dòng sông. Mùa xuân về, dòng chảy chậm như muốn cố ngắm nhìn dòng người náo nức qua lại đi sắm Tết, mua những cành đào, cành mai, đi chúc Tết nữa.
Mùa hè đến, dòng chảy như nhanh hơn, gấp hơn để ngày ngày phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng, những vườn tược quê hương thêm xanh tốt. Cũng tại dòng sông này, có biết bao đứa trẻ thơ ngày ngày ra tắm mát. Dòng sông quê hương đã thấm vào từng làn da, thớ thịt của người dân quê tôi một cách tự nhiên như thế đó.
Thu về, những cây tre xào xạc lá ven sông như hình ảnh của những thiếu nữ đang làm đẹp, làm duyên. Những đêm trăng thu thơ mộng, dòng sông như tấm gương soi bóng vẻ đẹp của bầu trời. Khi đó, tôi có cảm tưởng như dòng sông đã trở thành một bức tranh tuyệt đẹp của một danh hoạ nào đó.
Đông về, vẫn là nhịp chảy từ từ như nhịp sống bình yên của người dân quê tôi, dòng sông vẫn cần mẫn làm nhiệm vụ của mình, một cách thầm lặng…
Tôi yêu biết bao dòng sông quê mình. Khi cuộc sống ngày càng văn minh, những dòng sông quê dường như ít đi, thay vào đó là những tòa nhà cao chọc trời. Nhưng dòng sông quê tôi mãi là một cảnh đẹp, là nơi gắn bó máu thịt, là một phần trong trái tim của bao người con quê tôi…
CHÚC BẠN LÀM BÀI TỐT!