Phần II. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới :
« Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá ; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre,nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.
Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cộn bốc lên. Than ôi ! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời ! Thế đê không sao cự lại được với thế nước ! Lo thay ! Nguy thay ! Khúc đê này hỏng mất.
Câu 1. Nêu nội dung đoạn trích trên bằng một câu văn ?
Câu 2. Tìm và phân tích hiệu quả diễn đạt của các câu đặc biệt trong đoạn trích trên ?
Câu 3.Dấu chấm phẩy trong đoạn trích trên được dùng để làm gì ?
Câu 4. Chỉ ra một phép liệt kê được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên ? nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp đó?
Câu 1 :
– Nội dung : Nhân dân đang lấy sức chống lại thiên tai, lũ lụt.
Câu 2 :
– Câu đặc biệt : Gần một giờ đêm.
– Tác dụng : Xác định thời gian diễn ra sự việc, nhấn mạnh tình cảnh khống khổ của nhân dân.
Câu 3 :
– Dấu chấm phẩy trong đoạn trích trên dùng để liệt kê.
Câu 4 :
– Phép liệt kê : “kẻ thuổng kẻ thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre”
– Tác dụng : Chỉ ra hàng loạt những hành động mà người dân phải làm trong đêm mưa. Qua đó khắc họa lên tình cảnh khổ cực của người dân.
C1:
– Tình thế nguy cấp, cấp bách của khúc đê làng X và các việc làm của nông dân để giữ vững đê trong lúc mưa to: tình cảnh bi thảm, đáng thương.
C2: Câu đặc biệt :
– Gần một giờ đêm.
– Than ôi!
– Lo thay!
– Nguy thay!
`=>` Các câu đặc biệt đã làm tăng sức diễn đạt cho văn bản. Đồng thời giúp người đọc hình dung rõ được thời gian cũng như sự cấp bách, nguy hiểm đang đối mặt với nông dân làng X. Không chỉ thế các câu đặc cảm thán còn giúp tác giả nói ra được cảm xúc nôn nao, lo lắng, thương xót của mình đối với người nông dân bấy giờ.
C3:
Tác dụng dấu chấm phẩy: ngăn cách các vế trong câu để thực hiện nhiệm vụ liệt kê.
C4:
“Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre,nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm”.
`=>` Trong câu văn trên tác giả đã sử dụng vô cùng thành công phép tu từ liệt kê. Việc liệt kê hàng loạt ra những việc làm của người nông dân đã giúp người đọc cảm nhận được tình hình lúc này. Đó là hình ảnh những người nông dân gầy gò đang luống cuống, chật vật đấu lại cơn lũ để giữ đê khi không có người chỉ huy. Tình cảnh bấy giờ thật thảm hại và đáng thương xót!