Phân tích 18 câu thơ đầu của đoạn trích Chí khí Anh Hùng của tác phẩm Truyện Kiều
0 bình luận về “Phân tích 18 câu thơ đầu của đoạn trích Chí khí Anh Hùng của tác phẩm Truyện Kiều”
“Chí làm trai nam bắc đông tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”
Từ Hải một nhân vật được coi là nhân vật anh hùng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thể hiện rõ quan niệm của người anh hùng thời xưa. Nhà thơ Nguyễn Du đã xây dựng thành công hình tượng Từ Hải với ý chí anh hùng hơn người. Mặc dù chàng đang rất yêu Thúy Kiều nhưng chàng vẫn quyết dứt áo ra đi để được “vẫy vùng trong bốn bể” để thỏa chí anh hùng của mình.Nếu như Từ Hải trong truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là cướp thì ở Truyện Kiều của Nguyễn Du lại là một anh hùng. Từ Hải không chỉ cứu được Thúy Kiều ra khỏi chốn lầu xanh mà còn giúp Kiều đền ân báo oán. Chàng đã yêu nàng và yêu một cách say đắm:
Nửa năm hương lửa đương nồng Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương Trông vời trời bể mênh mang Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong
Khoảng thời gian nửa năm tính từ thời gian Kiều được chàng cứu ra khỏi chốn ong bướm lả lơi nọ. Họ sống bên nhau như vợ chồng, Thúy Kiều nguyện cùng chàng mãi mãi. Tưởng rằng tình yêu sẽ làm cho Từ Hải quên đi những ước mơ hoài bão, chí khí anh hùng có trong mình thế nhưng không. Chàng không những không quên mà thoắt cái đã muốn lên đường tung hoành ngang dọc. Thanh gươm kia, yên ngựa kia đã lâu rồi chàng không cầm, không cưỡi đến. Chàng quyết định lên đường để thực hiện những ước mơ của mình.Chí khí ấy lớn đến nỗi cả tình yêu của Thúy Kiều cũng không thể níu giữ bước chân chàng. Kiều không có ý ngăn cản chàng đi để ở lại bên mình, cũng không phải chàng Từ Hải đã hết yêu Thúy Kiều mà bởi vì chàng muốn lên đường và chàng muốn có công danh sự nghiệp:Nàng rằng: Phận gái chữ tòng Chàng đi thiếp cũng quyết lòng xin đi Từ rằng: Tâm phúc tương tri Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?Thúy Kiều mong có thể đi cùng chàng để làm vẹn chữ “tòng”, một là có thể ở bên chàng, hai là cũng có thể chăm sóc đỡ đần nhau những lúc ốm đau bệnh tật. Dù đường đi có khó khăn, có nguy hiểm dẫu sao được ở bên nhau là nàng sẽ quyết đi. Nhưng người quân tử đi thực hiện ước mơ hoài bão thì không thể có một mối bận tâm nào khác. Từ Hải khẽ trách Thúy Kiều rằng sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình.Trách khẽ rồi chàng lại khuyên nhủ cũng như bày tỏ ước nguyện của mình. Chàng hứa với Thúy Kiều sẽ đón nàng khi thành công:
Bao giờ mười vạn tinh binh Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường Làm cho rõ mặt phi thường Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia Bằng ngay bốn bể không nhà Theo càng thêm bận, biết là đi đâu Đành lòng chờ đó ít lâu Chầy chăng là một năm sau vội gì Quyết lời dứt áo ra đi Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.
Khi nào chàng có thể nắm trong tay “mười vạn tinh binh” và trở về trong tiếng chiêng chúc mừng hồ hởi, bóng cờ rợp đường thì khi ấy chàng sẽ rước nàng về để làm lễ nghi gia. Chàng sẽ cho Thúy Kiều một danh phận thật sự. Từ đó ta có thể thấy được ý chí quyết tâm lên đường của Từ Hải là rất lớn, chàng tự ý thức được việc đưa Kiều theo không phải là điều tốt. Bởi chàng không muốn ảnh hưởng đến ước mơ của mình cũng không muốn nàng phải chịu gian khổ. Thân gái dặm trường đến đâu cũng không thể bằng đấng nam nhi anh hùng nay đi mai ở được. Hơn nữa giờ đây bốn bể là nhà không biết ở đâu đi đâu, cho nàng theo thì chỉ thêm bận tâm mà thôi. Chàng mong Thúy Kiều hiểu cho lòng mình và mong nàng đợi chờ ít lâu, lâu nhất cũng một năm là chàng sẽ quay trở về với nàng. Nói xong những lời chia tay cuối Từ Hải dứt áo lên đường để lại đằng sau nàng Kiều trông theo.Có thể nói Nguyễn Du đã xây dựng thành công nhân vật Từ Hải – một kiểu nhân vật anh hùng. Chàng không chỉ đẹp về ngoại hình “Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao” mà còn đẹp bởi ý chí, khí phách anh hùng phi thường hơn người. Chàng không để chữ tình làm ảnh hưởng đến chữ chí của mình. Đây quả là điều đáng khen của bậc nam nhi đầu đội trời chân đạp đất.CHÚC BN HỌC TỐT#
“Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”
Từ Hải một nhân vật được coi là nhân vật anh hùng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thể hiện rõ quan niệm của người anh hùng thời xưa. Nhà thơ Nguyễn Du đã xây dựng thành công hình tượng Từ Hải với ý chí anh hùng hơn người. Mặc dù chàng đang rất yêu Thúy Kiều nhưng chàng vẫn quyết dứt áo ra đi để được “vẫy vùng trong bốn bể” để thỏa chí anh hùng của mình.Nếu như Từ Hải trong truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là cướp thì ở Truyện Kiều của Nguyễn Du lại là một anh hùng. Từ Hải không chỉ cứu được Thúy Kiều ra khỏi chốn lầu xanh mà còn giúp Kiều đền ân báo oán. Chàng đã yêu nàng và yêu một cách say đắm:
Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong
Khoảng thời gian nửa năm tính từ thời gian Kiều được chàng cứu ra khỏi chốn ong bướm lả lơi nọ. Họ sống bên nhau như vợ chồng, Thúy Kiều nguyện cùng chàng mãi mãi. Tưởng rằng tình yêu sẽ làm cho Từ Hải quên đi những ước mơ hoài bão, chí khí anh hùng có trong mình thế nhưng không. Chàng không những không quên mà thoắt cái đã muốn lên đường tung hoành ngang dọc. Thanh gươm kia, yên ngựa kia đã lâu rồi chàng không cầm, không cưỡi đến. Chàng quyết định lên đường để thực hiện những ước mơ của mình.Chí khí ấy lớn đến nỗi cả tình yêu của Thúy Kiều cũng không thể níu giữ bước chân chàng. Kiều không có ý ngăn cản chàng đi để ở lại bên mình, cũng không phải chàng Từ Hải đã hết yêu Thúy Kiều mà bởi vì chàng muốn lên đường và chàng muốn có công danh sự nghiệp:Nàng rằng: Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng quyết lòng xin đi
Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?Thúy Kiều mong có thể đi cùng chàng để làm vẹn chữ “tòng”, một là có thể ở bên chàng, hai là cũng có thể chăm sóc đỡ đần nhau những lúc ốm đau bệnh tật. Dù đường đi có khó khăn, có nguy hiểm dẫu sao được ở bên nhau là nàng sẽ quyết đi. Nhưng người quân tử đi thực hiện ước mơ hoài bão thì không thể có một mối bận tâm nào khác. Từ Hải khẽ trách Thúy Kiều rằng sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình.Trách khẽ rồi chàng lại khuyên nhủ cũng như bày tỏ ước nguyện của mình. Chàng hứa với Thúy Kiều sẽ đón nàng khi thành công:
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
Bằng ngay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận, biết là đi đâu
Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì
Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.
Khi nào chàng có thể nắm trong tay “mười vạn tinh binh” và trở về trong tiếng chiêng chúc mừng hồ hởi, bóng cờ rợp đường thì khi ấy chàng sẽ rước nàng về để làm lễ nghi gia. Chàng sẽ cho Thúy Kiều một danh phận thật sự. Từ đó ta có thể thấy được ý chí quyết tâm lên đường của Từ Hải là rất lớn, chàng tự ý thức được việc đưa Kiều theo không phải là điều tốt. Bởi chàng không muốn ảnh hưởng đến ước mơ của mình cũng không muốn nàng phải chịu gian khổ. Thân gái dặm trường đến đâu cũng không thể bằng đấng nam nhi anh hùng nay đi mai ở được. Hơn nữa giờ đây bốn bể là nhà không biết ở đâu đi đâu, cho nàng theo thì chỉ thêm bận tâm mà thôi. Chàng mong Thúy Kiều hiểu cho lòng mình và mong nàng đợi chờ ít lâu, lâu nhất cũng một năm là chàng sẽ quay trở về với nàng. Nói xong những lời chia tay cuối Từ Hải dứt áo lên đường để lại đằng sau nàng Kiều trông theo.Có thể nói Nguyễn Du đã xây dựng thành công nhân vật Từ Hải – một kiểu nhân vật anh hùng. Chàng không chỉ đẹp về ngoại hình “Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao” mà còn đẹp bởi ý chí, khí phách anh hùng phi thường hơn người. Chàng không để chữ tình làm ảnh hưởng đến chữ chí của mình. Đây quả là điều đáng khen của bậc nam nhi đầu đội trời chân đạp đất.CHÚC BN HỌC TỐT#