phân tích 2 khổ đầu bài bếp lửa (copy cx đc nhưng ít thôi nha)

phân tích 2 khổ đầu bài bếp lửa (copy cx đc nhưng ít thôi nha)

0 bình luận về “phân tích 2 khổ đầu bài bếp lửa (copy cx đc nhưng ít thôi nha)”

  1. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
    Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
    Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!Điệp ngữ ” Một bếp lửa” lặp lại 2 lần=> Điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu bồi hồi sâu lắng.Khẳng định hình ảnh bếp lửa như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tư tưởng của nhà thơ.+ Từ láy: chờn vờn gợi tả hình ảnh ngọn lửa lung linh, sống động được nhìn qua làn sương sớm. Đó là ngọn lửa có thật in đậm trong tâm trí của người cháu.Ấp iu là cách sử dụng từ 1 cách sáng tạo, mới mẻ.=> Gợi hình ảnh bàn tay bà dịu dàng, khéo léo, sự kiên nhẫn chịu thuông, chịu khó của bà tần tảo cùng tấm lòng chăm chút, yêu thương của bà dành cho cháu trong suốt năm tháng tuổi thơ.                        Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!Tình thương bao la, tràn đầy của cháu đã được bộc lộ trực tiếp và giản dị. Đằng sau đó là cả 1 tấm lòng, một sự thấu hiểu nỗi vất vả của bà.Hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa” đã gọi về hình ảnh người bà lặng lẽ, âm thầm vượt qua hoàn cảnh.Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
    Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
    Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
    Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
    Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
    – tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945. Hơn 2 triệu người dân VN chết đói vì chính sách cai trị dã man của giặc.“đói mòn đói mỏi, khô rạc ngựa gầy,” những chi tiết này tái hiện lại hình ảnh xóm làng xơ xác, chìm đám trong cảnh tượng dã man trong kháng chiến– Hình ảnh “Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,” cũng phần nào diễn tả được hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của gia đình.                    Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!Cái cay vì khói bếp của cậu bé 4t bởi xúc động của ng cháu đã trưởng thành khi nhớ về bà hòa quyện. Điều này cho thấy,mùi khói bếp của bà có sức ám ảnh, làm lay động cả trái tim người cháu.

    Bình luận
  2. Đây ak , mông đc phản hồi từ bn , chúc bn học tốt!

    Gia đình là cái nôi êm, tổ ấm, là điểm tựa vững chắc của mỗi người. Vì lẽ đó mà tình cảm gia đình đã chẳng còn xa lạ trong thơ ca Việt Nam từ muôn đời. Cũng như bao nhà thơ khác, Bằng Việt đã mạnh dạn bày tỏ tình cảm chân thành của mình với người bà đáng kính qua bài thơ “Bếp lửa”. Đây là một trong những bài thơ rất hay và cảm động về tình cảm bà cháu và những năm tháng sống bên bà mà khổ thơ thứ hai đã bày tỏ được những kí ức tuổi thơ năm lên bốn tuổi. Đọc thơ ta như được sưởi ấm cùng Bằng Việt hơi lửa ấm áp của tình người giàu ân nghĩa, cao đẹp.

    “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

    ………………………..……………

    Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”

    Bài thơ “Bếp lửa” được viết năm 1963 khi ấy Bằng Việt đang du học ngành luật ở nước ngoài. Bài thơ chính là lời tâm tình thủ thỉ nhẹ nhàng của đứa cháu ở nơi xa hướng về bà cũng nỗi nhớ quê hương, gia đình khắc khoải. Chiều sâu của nỗi nhớ nằm trong dòng kí ức của tuổi thơ và một tuổi thơ không mấy may mắn và rực rỡ là năm lên bốn tuổi:

    “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”

    Kí ức năm lên bốn tuổi hiện về trong hình ảnh của làn khói rồi khói hun. Đó là dấu ấn về cuộc sống của hai bà cháu trong những năm tháng ngày xưa ấy. Cũng trong hình ảnh làn khói mờ ảo là tình cảm khi tỏ, khi mờ, lúc da diết khi thì bâng khuâng. Tuổi thơ ấy không phải nhuộm một sắc hồng viên mãn mà là những ngày tháng của cái đói rình rập:

    “Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”

    Hình ảnh của bố – trụ cột gia đình hiện lên đầy xót xa: khô rạc ngựa gầy. Bố đang cố gắng gượng mình bươn trải cho cuộc sống gia đình nhưng có cố gắng đến mức héo mòn sức sống thì vẫn không đủ chăm lo chu toàn được cho cả gia đình. Dường như lời thơ đang hướng ta về với nạn đói năm 1945. Cái đói dai dẳng, đeo bám đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm, hàng nghìn người. Tuổi thơ ấy, nhà thơ đã phải chứng kiến một viễn cảnh nhuốm màu bi thương, khốn khổ. Đến đây giọng thơ như đang trĩu xuống làm nôn nao lòng người. Đọc thơ thôi sẽ một ai đó thấy nghẹn ngào và cũng sẽ có ai đó đã phải rơi lệ. Tất cả là một nỗi đau, một tuổi thơ thăng trầm chứ không náo nhiệt, vui nhộn như mọi người từng nghĩ. Phải chăng kí ức, kỉ niệm quá sâu đậm để đến tận bây giờ khi nghĩ đến chính nhà thơ cũng còn phải thấy nghẹn lòng:

    “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”

    Ngôn ngữ thơ mộc mạc đã lay động tâm can, khắc sâu vào lòng người về một quãng thời gian đầy khó khăn, nhọc nhằn. Mùi khói từ bếp lửa của bà đã khơi dậy trong lòng người cháu những năm tháng không thể nào quên. Nơi đây tuy khốn khó nhưng lại đầy ắp tình cảm yêu thương của bà:

    Đôi mắt càng già càng thấm thía yêu thương

    Dù da dẻ khô đi tấm lòng không hẹp lại

    Giàu kiên nhẫn bà còn hi vọng mãi

    Chỉ mỗi ngày rắn lại ít lời thêm

    Giọng thơ tha thiết, trìu mến, trầm lắng tác giả đã kể cho ta nghe về kỉ niệm năm lên bốn tuổi của mình cùng những hình ảnh không thể nào quên. Đọc thơ, có một chút nghẹn ngào pha thêm sự xót xa đau đớn.

    Bình luận

Viết một bình luận