Phân tích 3 khổ thơ cuối của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật
0 bình luận về “Phân tích 3 khổ thơ cuối của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật”
Xin hay nhất!!!
Trong chặng đường văn học giai đoạn 1945 – 1975, cùng với rất nhiều nhà thơ trẻ khác Phạm Tiến Duật cũng mạnh dạn góp ngòi bút của mình vào vườn thơ ca kháng chiến. Với bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ông đã phần nào khẳng định tài năng, trách nhiệm của mình trước vận mệnh của dân tộc. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh của những chiếc xe không kính cùng phong thái ung dung ngang tàng của những người lính lái xe. Và khép lại bài thơ là ý chí bền bỉ chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước:
“Không có kính rồi xe không có đèn
………………………….. Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Lời thơ tựa như lời kể chuyện, kể thêm về cái khốn khó của một thời chiến đấu không thể nào quên. Với ngôn ngữ thơ mộc mạc giản dị, những mốc chiếc xe không chỉ không có kính mà còn hơn thế là:
“Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước”
Cùng với điệp ngữ “không có” cùng một loạt hình ảnh liệt kê “thùng xe, mui xe, đèn xe” giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn cái ác liệt nơi chiến trường. Giờ đây, xe không chỉ không có kính mà xe còn không có đèn rồi lại không có mui xe, thùng xe thì bị xước trở nên biến dạng, xấu xí. Chiếc xe bỗng trở nên trần trụi và dị dạng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, trái ngược với hình dạng không ưa nhìn của những chiếc xe là tâm hồn phơi phới dậy tương lai của những người lính lái xe:
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”
Dù cho ngoại cảnh có khốc liệt, vật chất có thiếu thốn như thế nào đi chăng nữa thì bánh xe vẫn lăn thẳng về miền Nam thân yêu. Phải chăng chính tình yêu Tổ quốc, tinh thần tự tôn dân tộc đã thôi thúc, động viên những người lính trẻ cầm chắc tay lái vượt qua rào cản khó khăn và với họ thì:
“Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Dẫu có bao nhiêu gian khó thì cũng chỉ cần có “trái tim” là đủ. “Trái tim” nồng nàn yêu nước hay tinh thần lạc quan của người lính thì cũng vậy. Nó đã vượt lên cái khốn khó “không đèn, không kính, không mui xe, thùng xe xước” để hóa thành tinh thần lạc quan, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Hình ảnh khép lại bài thơ lại có sức lan tỏa, làm sáng dậy một tình yêu đất nước sâu nặng. Mọi thứ có thể thiếu nhưng thứ duy nhất không thể mất đi chính là niềm tin vững vàng của người cầm lái. Chỉ có con người và chỉ có tình yêu mới có thể giúp cuộc kháng chiến của dân tộc thành công. Đến đây, câu thơ như đang biểu dương, ngợi ca những người lính lái xe, những anh bộ đội cụ Hồ.
Nếu như trong thơ của Chính Hữu, người lính trong kháng chiến chống Pháp xuất thân từ những miền quê nghèo khó nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc họ từ giã quê hương bước vào mặt trận, họ bước vào kháng chiến với muôn vàn khó khăn:
“Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”hay:“Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá”
thì khi đến với “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ta lại bắt gặp một thế hệ trẻ bước vào kháng chiến với niềm vui và tinh thần lạc quan, họ được giác ngộ về lí tưởng Cách mạng, họ là những người lính có học thức cao hơn, ý thức hơn về trách nhiệm của mình với vận mệnh của dân tộc.
Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ trong những năm chống Mĩ. Thơ ông tập trung thể hiện thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua các hình tượng người lính và những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Thi phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” sáng tác năm 1969, nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ và được đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” của tác giả. Bài thơ mà điển hình là ba khổ thơ cuối đã khắc họa hiện thực khốc liệt của chiến tranh nhưng qua đó làm nổi bật lên hình tượng người lính với bao phẩm chất cao đẹp.
Sau những chặng đường dây mưa bom bão đạn đây gió bụi, mưa tuôn, người lính lái xe vẫn có giây phút bình yên:
“Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.”
Hình ảnh “Những chiếc xe từ trong bom rơi” gợi nên qua thử cái ý những chiếc xe gan góc, những chiếc xe đã qua thử thách. Vượt qua những đoạn đường “bom giật, bom rung”, những chiếc xe lại được quây quần bên nhau thành “tiểu đội” – đơn vị nhỏ nhất trong quân ngũ (gồm 12 người). Tiểu đội xe không kính là mười hai chiếc xe và cứ như thế có biết bao nhiêu tiểu đội trên đường ra trận, kể sao cho hết? Suốt dọc đường vào Nam, tất cả những người lính lái xe gặp nhau dù chỉ trong giây phút nhưng đều là bè bạn “Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới”. Mặt khác con đường đi tới là đường chính nghĩa, càng đi càng gặp nhiều bạn bè.
Xin hay nhất!!!
Trong chặng đường văn học giai đoạn 1945 – 1975, cùng với rất nhiều nhà thơ trẻ khác Phạm Tiến Duật cũng mạnh dạn góp ngòi bút của mình vào vườn thơ ca kháng chiến. Với bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ông đã phần nào khẳng định tài năng, trách nhiệm của mình trước vận mệnh của dân tộc. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh của những chiếc xe không kính cùng phong thái ung dung ngang tàng của những người lính lái xe. Và khép lại bài thơ là ý chí bền bỉ chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước:
“Không có kính rồi xe không có đèn
…………………………..
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Lời thơ tựa như lời kể chuyện, kể thêm về cái khốn khó của một thời chiến đấu không thể nào quên. Với ngôn ngữ thơ mộc mạc giản dị, những mốc chiếc xe không chỉ không có kính mà còn hơn thế là:
“Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước”
Cùng với điệp ngữ “không có” cùng một loạt hình ảnh liệt kê “thùng xe, mui xe, đèn xe” giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn cái ác liệt nơi chiến trường. Giờ đây, xe không chỉ không có kính mà xe còn không có đèn rồi lại không có mui xe, thùng xe thì bị xước trở nên biến dạng, xấu xí. Chiếc xe bỗng trở nên trần trụi và dị dạng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, trái ngược với hình dạng không ưa nhìn của những chiếc xe là tâm hồn phơi phới dậy tương lai của những người lính lái xe:
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”
Dù cho ngoại cảnh có khốc liệt, vật chất có thiếu thốn như thế nào đi chăng nữa thì bánh xe vẫn lăn thẳng về miền Nam thân yêu. Phải chăng chính tình yêu Tổ quốc, tinh thần tự tôn dân tộc đã thôi thúc, động viên những người lính trẻ cầm chắc tay lái vượt qua rào cản khó khăn và với họ thì:
“Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Dẫu có bao nhiêu gian khó thì cũng chỉ cần có “trái tim” là đủ. “Trái tim” nồng nàn yêu nước hay tinh thần lạc quan của người lính thì cũng vậy. Nó đã vượt lên cái khốn khó “không đèn, không kính, không mui xe, thùng xe xước” để hóa thành tinh thần lạc quan, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Hình ảnh khép lại bài thơ lại có sức lan tỏa, làm sáng dậy một tình yêu đất nước sâu nặng. Mọi thứ có thể thiếu nhưng thứ duy nhất không thể mất đi chính là niềm tin vững vàng của người cầm lái. Chỉ có con người và chỉ có tình yêu mới có thể giúp cuộc kháng chiến của dân tộc thành công. Đến đây, câu thơ như đang biểu dương, ngợi ca những người lính lái xe, những anh bộ đội cụ Hồ.
Nếu như trong thơ của Chính Hữu, người lính trong kháng chiến chống Pháp xuất thân từ những miền quê nghèo khó nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc họ từ giã quê hương bước vào mặt trận, họ bước vào kháng chiến với muôn vàn khó khăn:
“Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”hay:“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá”
thì khi đến với “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ta lại bắt gặp một thế hệ trẻ bước vào kháng chiến với niềm vui và tinh thần lạc quan, họ được giác ngộ về lí tưởng Cách mạng, họ là những người lính có học thức cao hơn, ý thức hơn về trách nhiệm của mình với vận mệnh của dân tộc.
Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ trong những năm chống Mĩ. Thơ ông tập trung thể hiện thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua các hình tượng người lính và những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Thi phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” sáng tác năm 1969, nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ và được đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” của tác giả. Bài thơ mà điển hình là ba khổ thơ cuối đã khắc họa hiện thực khốc liệt của chiến tranh nhưng qua đó làm nổi bật lên hình tượng người lính với bao phẩm chất cao đẹp.
Sau những chặng đường dây mưa bom bão đạn đây gió bụi, mưa tuôn, người lính lái xe vẫn có giây phút bình yên:
“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.”
Hình ảnh “Những chiếc xe từ trong bom rơi” gợi nên qua thử cái ý những chiếc xe gan góc, những chiếc xe đã qua thử thách. Vượt qua những đoạn đường “bom giật, bom rung”, những chiếc xe lại được quây quần bên nhau thành “tiểu đội” – đơn vị nhỏ nhất trong quân ngũ (gồm 12 người). Tiểu đội xe không kính là mười hai chiếc xe và cứ như thế có biết bao nhiêu tiểu đội trên đường ra trận, kể sao cho hết? Suốt dọc đường vào Nam, tất cả những người lính lái xe gặp nhau dù chỉ trong giây phút nhưng đều là bè bạn “Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới”. Mặt khác con đường đi tới là đường chính nghĩa, càng đi càng gặp nhiều bạn bè.
xin 5 sao
hay nhất
cảm ơn nha
mình sẽ coingười đó trên mình