Phân tích 8 câu thơ cuối Kiều ở Lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du

Phân tích 8 câu thơ cuối Kiều ở Lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du

0 bình luận về “Phân tích 8 câu thơ cuối Kiều ở Lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du”

  1. 8 câu thơ cuối của bài ”Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã khắc họa lên bốn bức tranh về cảnh vật và tâm trạng Kiều.

      Bức tranh đầu tiên:

                             Buồn trông cửa bể chiều hôm

                  Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

         – Đây là cảnh chiều hôm nhớ. trong thơ trung đại tại thời gian chiều hôm chính là tín hiệu nhớ nhà của con người

         – Hai câu thơ sử dụng hình ảnh ẩn dụ” cánh buồm” là hình ảnh rất đắt thể hiện ngoại cảnh và nội tâm nhân vật. Câu thơ có đại từ phiếm chỉ ”ai” khiến nó trở nên mơ hồ, từ láy ”thấp thoáng”,” xa xa” khiến con thuyền khi ẩn khi hiện ,lúc có lúc không. Cánh buồm nhỏ nhoi đơn độc giữa biển nước mênh mông trong ánh sáng  le lói cuối cùng của mặt trời sắp tắt. Con thuyền mỗi lúc một xa rồi gần như mất hút chẳng biết bao giờ mới tìm được bến bờ neo đậu cũng như kiều còn lênh đênh giữa dòng đời biết bao giờ mới được trở về sum họp đoàn tụ với những người thân yêu.

         Bức tranh thứ hai:

                    Buồn trông ngọn nước mới sa

                   Hoa trôi man mác biết là về đâu?

      – Cùng với hình ảnh” cánh buồm” hình ảnh ẩn dụ”hoa trôi” cũng thể hiện cho nỗi buồn về thân phận lênh đênh nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều.

      -Câu hỏi tu từ cho thấy sự mất phương hướng gợi một nỗi băn khoăn, thấp thỏm về thân phận của Thúy Kiều.

       – Tạo dựng được bức tranh tương phản một bên là không gian của bể lúc thủy triều lên dữ dội và một bên là hình ảnh những cánh hoa tàn trôi man mác trên mặt nước. Tác giả đã tô đậm từ nhỏ bé lênh đênh trôi dạt của những cánh hoa đã tàn. Câu thơ còn ẩn dụ cho thân phận nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều không biết rồi sẽ trôi dạt bị vùi lấp nơi nao

         – Bức tranh thứ ba:

                   Buồn trông nội cỏ rầu rầu

             chân mây mặt đất một màu xanh xanh

      -Đây là cảnh ấn tượng dễ gợi liên tưởng đến cảnh Xuân hôm nào trong tiết Thanh Minh. Tuy nhiên không phải là” cỏ non xanh tận chân trời” đầy sức sống mà là ”nội cỏ rầu rầu” với sắc xanh héo úa nhàn nhạt trải dài từ mặt đất đến chân mây. Câu thơ gợi lên một không gian sự sống đang phai nhạt dần đầy ám ảnh

        – Nét vẽ không gian:”nội cỏ”,” chân mây”,” mặt đất” gợi một không gian vô cùng rộng lớn nhưng lại nhột nhạt như đang giam hãm Thúy Kiều.

       +Từ láy ”rầu rầu” vẽ lên cả một vùng cây tàn héo, gợi nỗi sầu thương mòn mỏi héo tàn của Kiều nơi lầu Ngưng Bích.

         +từ láy ”xanh xanh” gợi một sắc xanh nhạt nhoà.

         +hai câu thơ nói đến tương lai mà mù mịt của Thúy Kiều, nàng đang sống trong cảnh héo mòn không thấy tia hi vọng nơi hang hùm miệng sói

         – Bức tranh cuối;

                    Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

              ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

        + Đây là bức tranh thiên nhiên dữ dội và đầy biến động gió cuốn mặt duềnh đầy giận dữ sóng thì ầm ầm kêu réo khi thủy triều lên, thậm chí kiều còn có cảm giác như con sóng dữ dội kia đang bủa vây ngay sát bên mình.

          + Thiên nhiên là một ẩn dụ cho những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập tới cuộc đời nàng ẩn dụ cho những biến cố kinh hoàng mình sắp ập tới Thúy Kiều

    ⇒thiên nhiên hiện lên chân thực sinh động nhưng cũng rất ảo đó là cách cảnh được nhìn qua tâm trạng theo quy luật:” Cảnh nào cảnh cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. đó còn bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du

    CHÚC BẠN HỌC TỐT

    Bình luận

Viết một bình luận