phân tích bài ca dao khăn thương nhớ ai và nhận xét về ý kiến : mỗi bài ca dao là một viên ngọc quý
0 bình luận về “phân tích bài ca dao khăn thương nhớ ai và nhận xét về ý kiến : mỗi bài ca dao là một viên ngọc quý”
I. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu bài ca dao
Việt Nam ta có kho tàng đồ sộ về ca dao với những ý nghĩa tốt đẹp làm lay động lòng người được lưu truyền từ bao đời nay. Đó có thể là tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm vợ chồng thiêng liêng, tình cảm nam nữ yêu nhau. Trong đó có bài “Khăn thương nhớ ai” là một trong các bài ca dao thể hiện tình yêu mãnh liệt của một người con gái, và sự mong ngóng chờ đợi chàng trai của mình.
II. Thân bài
1. Khái quát nội dung của bài thơ:
Nổi niềm trông ngóng, chờ đợi của một người con gái với chàng trai mình yêu.
Nỗi nhớ da diết, tha thiết
2. Hình chiếc khăn
Biểu tượng cho tình yêu, đấy là vật trao duyên, là kỉ niệm hứa hẹn của đôi trai gái.
Chiếc khăn trong ca dao xưa khá quen thuộc nó gắn liền với hình ảnh người phụ nữ vừa làm dáng vừa là biểu tượng cho số phận người phụ nữ xưa: “Thân em như tấm lụa đào…”
Mượn hình ảnh cái khăn, nhân hóa trở thành vật có tri giác biết nhớ, biết mong. Cái khăn, tự nó không biết “thương nhớ” không biết “rơi xuống”, “vắt lên”, “chùi nước mắt”, nhưng những hình ảnh vận động mang cảm xúc người đã làm hiện lên hình ảnh con người với tâm trạng ngổn ngang niềm thương nhớ cùng nỗi lo âu.
Nhớ đến ngơ ngẩn, nỗi nhớ tỏa theo nhiều hướng của không gian “khăn rơi xuống đất” rồi lại “khăn vắt lên. Vai”, cuối cùng thu lại trong cảnh khóc thầm “khăn chùi nước mắt” để nói về nỗi nhớ mong của người con gái với người yêu mình đến thấp thỏm đứng ngồi không yên.
Hình ảnh chiếc khăn là một biểu tượng cho tình yêu, kỉ vật trao duyên, mượn hình ảnh chiếc khăn để thể hiện nỗi nhớ da diết và say đắm như thế nào
3. Hình ảnh cây đèn:
Ánh đèn không tắt, Hình ảnh ngọn đèn gợi ra đêm khuya vò võ canh tàn, và cái đốm lửa đang cháy kia phải chăng là hình ảnh của nỗi nhớ cháy rực trong lòng cô gái? Ngọn đèn mãi không chịu tắt, nỗi nhớ cứ da diết khôn nguôi. Cũng như chiếc khăn, ngọn đèn đã giúp cô gái thổ lộ nỗi lòng.
Mắt không ngủ, tạo nên một đối xứng rất đẹp với “đèn không tắt” ở trên, gợi lên một cảnh tượng rất thực: cô gái giữa đêm khuya một mình đối diện với ngọn đèn mà nhớ người thương. Vì “mắt ngủ không yên” nên “đèn không tắt”. Nói đèn cũng chỉ là để nói người thôi. Ngọn đèn soi chiếu vào đôi mắt, càng thấy nỗi nhớ thương vời vợi khôn nguôi.
Thể hiện nỗi nhớ càng đong đầy không chỉ đứng ngồi không yên mà thậm chí mắt cũng không nhắm, không thể nào ngủ được, luôn lo lắng cho người mình yêu.
Nhớ mong ngày đêm không nguôi
4. Hai câu thơ cuối
Từ nhịp thơ 4 chữ dồn dập, liên tiếp, lời ca chuyển sang nhịp thơ lục bát, nhẹ nhàng hơn nhưng cũng xao xuyến hơn, giãi bày niềm lo âu của cô gái trước hạnh phúc lứa đôi.
Chữ “lo” được nhắc đến hai lần thể hiện nỗi nhớ thương người yêu và lo lắng cho duyên phận của mình “không yên một bề”, tâm trạng của cô gái mang ý nghĩa phổ biến cho người phụ nữ trong cuộc đời xưa: yêu tha thiết nhưng luôn lo sợ cho hạnh phúc bấp bênh.
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con gái trong bài ca dao
Bài ca dao với sự lặp lại trong cách diễn tả tâm trạng, cách dùng những hình ảnh biểu tượng, lối nhân hóa thể hiện khá tiêu biểu cho nghệ thuật ca dao Việt Nam. Ben cạnh đó còn sử dụng cách gieo vần linh hoạt, cách cấu tạo truyền thống kết hợp những câu thơ bốn chữ với hai câu lục bát cuối cùng… để thể hiện nỗi thương nhớ và niềm lo âu được diễn tả trong bài ca. Qua đó ta nhận ra tiếng hát yêu thương và khao khát yêu thương của người bình dân xưa.
I. Mở bài
Việt Nam ta có kho tàng đồ sộ về ca dao với những ý nghĩa tốt đẹp làm lay động lòng người được lưu truyền từ bao đời nay. Đó có thể là tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm vợ chồng thiêng liêng, tình cảm nam nữ yêu nhau. Trong đó có bài “Khăn thương nhớ ai” là một trong các bài ca dao thể hiện tình yêu mãnh liệt của một người con gái, và sự mong ngóng chờ đợi chàng trai của mình.
II. Thân bài
1. Khái quát nội dung của bài thơ:
2. Hình chiếc khăn
3. Hình ảnh cây đèn:
4. Hai câu thơ cuối
III. Kết bài
Bài ca dao với sự lặp lại trong cách diễn tả tâm trạng, cách dùng những hình ảnh biểu tượng, lối nhân hóa thể hiện khá tiêu biểu cho nghệ thuật ca dao Việt Nam. Ben cạnh đó còn sử dụng cách gieo vần linh hoạt, cách cấu tạo truyền thống kết hợp những câu thơ bốn chữ với hai câu lục bát cuối cùng… để thể hiện nỗi thương nhớ và niềm lo âu được diễn tả trong bài ca. Qua đó ta nhận ra tiếng hát yêu thương và khao khát yêu thương của người bình dân xưa.