0 bình luận về “Phân tích bài chiều tối ngắn gọn nhất nha”
Không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà Hồ Chí Minh còn là một trong những nhà thơ với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Trong đó tập thơ “Nhật ký trong tù”, nó được đánh giá như một viên ngọc quý của nền văn thơ Việt Nam. Đặc biệt nhất là bài thơ “Chiều tối”được Bác sang tác trên đường đi đày từ nhà lao Tĩnh Tây sang nhà lao Thiên Bảo.
Hình ảnh bình dị của một làng quê nơi thôn dã vào buổi chiều tối được Bác miêu tả rất chân thực, nhưng trong đó lại ẩn chứa một ước mơ, mong muốn sự tự do để có thể tiếp tục sứ mệnh giải phóng đất nước vô cùng lớn lao.
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
Dịch thơ:
“Chim bay mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
Hình ảnh những chú chim bay về tổ chính là lúc chiều tà, trên nền trời lững lờ trôi nhẹ một chòm mây làm toát lên vẻ đẹp yên bình, lặng lẽ của một buổi chiều nơi thôn dã, núi rừng. Bác ví mình như chòm mây trôi lặng lẽ, cô đơn không có một chốn để trở về, thế nhưng trên đường chuyển nhà lao vất vả Bác vẫn có được tâm thái ung dung tự tại, lạc quan.
Chỉ với hai câu thơ mở đầu ngắn gọn nhưng trong đó ẩn chứa rất nhiều hàm ý sâu sa, không chỉ vậy mà khung cảnh thiên nhiên còn được khắc họa vô cùng sinh động. Không chỉ mang hàm ý cô đơn mà hình ảnh chòm mây trôi nhẹ còn được Bác sử dụng để nói lên niềm khao khát, ước mong được tự do, được trở về với quê hương, anh em đồng chí.
Khung cảnh nơi rừng núi hoang vu, vắng vẻ được thể hiện rất chân thực qua con mắt của một người đang trong tình cảnh tù tội, gông cùm xiềng xích. Trong hoàn cảnh đó người tù vẫn thể hiện được khí phách hiên ngang, phong thái ung dung. Trong hai câu thơ cuối bài hình ảnh cô sơn nữ được đưa vào như một nét chấm phá bất ngờ mà tác giả muốn mang đến cho người đọc.
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.”
Dịch thơ:
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng.”
Như một điểm sáng hiện lên giữa cảnh đồi núi bao la hùng vĩ khiến cho bức tranh sơn dã thêm sinh động và tươi vui hơn. Đây là nét đẹp vừa cổ điển mà lại hiện đại đặc trưng trong các sáng tác của Hồ Chí Minh. Sự xuất hiện của hình ảnh cô sơn nữ càng làm tăng thêm nét đẹp khỏe khoắn, đặc biệt nó là vẻ đẹp vô cùng đáng quý của người dân lao động.
Bản dịch thơ dường như không thể nào diễn tả được hết nghệ thuật, ý nghĩa mà tác giả sử dụng. Bạn có thể thấy rằng Bác đã dùng lặp lại từ “bao túc” ở trong hai câu thơ cuối, điều đó diễn tả được sự liên tiế, sự tuần hoàn như vòng xoay của cô sơn nữ. Cô gái đang miệt mài xay ngô bên bếp than hồng để chuẩn bị bữa tối, đó đều là những hình ảnh vô cùng giản dị nhưng lại có được sức cuốn hút rất lớn.
Kết lại, bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh cho chúng ta thấy được một trái tim yêu nước, yêu thiên nhiên, yêu con người đến quên mình của Bác. Người luôn biết quan tâm đến những thứ bình dị và thân thuộc nhất, đó là một trong những đức tính vô cùng đáng quý và cao đẹp của một vị lãnh tụ.
cho hay nhất nha
bạn cố viết nha đó là bài ngắn nhất trong tập tài liệu của mình đó
Không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà Hồ Chí Minh còn là một trong những nhà thơ với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Trong đó tập thơ “Nhật ký trong tù”, nó được đánh giá như một viên ngọc quý của nền văn thơ Việt Nam. Đặc biệt nhất là bài thơ “Chiều tối”được Bác sang tác trên đường đi đày từ nhà lao Tĩnh Tây sang nhà lao Thiên Bảo.
Hình ảnh bình dị của một làng quê nơi thôn dã vào buổi chiều tối được Bác miêu tả rất chân thực, nhưng trong đó lại ẩn chứa một ước mơ, mong muốn sự tự do để có thể tiếp tục sứ mệnh giải phóng đất nước vô cùng lớn lao.
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
Dịch thơ:
“Chim bay mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
Hình ảnh những chú chim bay về tổ chính là lúc chiều tà, trên nền trời lững lờ trôi nhẹ một chòm mây làm toát lên vẻ đẹp yên bình, lặng lẽ của một buổi chiều nơi thôn dã, núi rừng. Bác ví mình như chòm mây trôi lặng lẽ, cô đơn không có một chốn để trở về, thế nhưng trên đường chuyển nhà lao vất vả Bác vẫn có được tâm thái ung dung tự tại, lạc quan.
Chỉ với hai câu thơ mở đầu ngắn gọn nhưng trong đó ẩn chứa rất nhiều hàm ý sâu sa, không chỉ vậy mà khung cảnh thiên nhiên còn được khắc họa vô cùng sinh động. Không chỉ mang hàm ý cô đơn mà hình ảnh chòm mây trôi nhẹ còn được Bác sử dụng để nói lên niềm khao khát, ước mong được tự do, được trở về với quê hương, anh em đồng chí.
Khung cảnh nơi rừng núi hoang vu, vắng vẻ được thể hiện rất chân thực qua con mắt của một người đang trong tình cảnh tù tội, gông cùm xiềng xích. Trong hoàn cảnh đó người tù vẫn thể hiện được khí phách hiên ngang, phong thái ung dung. Trong hai câu thơ cuối bài hình ảnh cô sơn nữ được đưa vào như một nét chấm phá bất ngờ mà tác giả muốn mang đến cho người đọc.
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.”
Dịch thơ:
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng.”
Như một điểm sáng hiện lên giữa cảnh đồi núi bao la hùng vĩ khiến cho bức tranh sơn dã thêm sinh động và tươi vui hơn. Đây là nét đẹp vừa cổ điển mà lại hiện đại đặc trưng trong các sáng tác của Hồ Chí Minh. Sự xuất hiện của hình ảnh cô sơn nữ càng làm tăng thêm nét đẹp khỏe khoắn, đặc biệt nó là vẻ đẹp vô cùng đáng quý của người dân lao động.
Bản dịch thơ dường như không thể nào diễn tả được hết nghệ thuật, ý nghĩa mà tác giả sử dụng. Bạn có thể thấy rằng Bác đã dùng lặp lại từ “bao túc” ở trong hai câu thơ cuối, điều đó diễn tả được sự liên tiế, sự tuần hoàn như vòng xoay của cô sơn nữ. Cô gái đang miệt mài xay ngô bên bếp than hồng để chuẩn bị bữa tối, đó đều là những hình ảnh vô cùng giản dị nhưng lại có được sức cuốn hút rất lớn.
Kết lại, bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh cho chúng ta thấy được một trái tim yêu nước, yêu thiên nhiên, yêu con người đến quên mình của Bác. Người luôn biết quan tâm đến những thứ bình dị và thân thuộc nhất, đó là một trong những đức tính vô cùng đáng quý và cao đẹp của một vị lãnh tụ.
cho hay nhất nha
bạn cố viết nha đó là bài ngắn nhất trong tập tài liệu của mình đó