phân tích các công việc cụ thể để phát triển chăn nuôi nước ta

phân tích các công việc cụ thể để phát triển chăn nuôi nước ta

0 bình luận về “phân tích các công việc cụ thể để phát triển chăn nuôi nước ta”

  1. a) Những điều kiện phát triển ngành chăn nuôi– Thuận lợi:
    + Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn: hoa màu lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm của ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp,…
    + Các dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.
    + Người dân có kinh nghiệm chăn nuôi..+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn,…– Khó khăn:
    + Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao vẫn còn ít, chất lượng chưa cao.
    + Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn đe dọa lan tràn trên diện rộng, hiệu quả chăn nuôi chưa cao và chưa ổn định.
    b) Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn chủ yếu là do nhu cầu ngày càng nhiều về sữa và các sản phẩm từ sữa của người dân.I. Thuận lợi và khó khăn của ngành chăn nuôi gia cầm sau khi nước ta gia nhập WTO 

    1. Thuận lợi 

    – Mở cửa thị trường, cả thị trường trong nước và xuất nhập khẩu, do đó có điều kiện để học tập các nước trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh gia cầm. 

    – Liên kết liên doanh được mở rộng 

    – Xuất nhập khẩu được đẩy mạnh 

    2. Khó khăn 

    – Trình độ, quản lý, khoa học kỹ thuật của những người sản xuất kinh doanh gia cầm nói chung còn thấp (trừ một cơ sở sản xuất kinh doanh lớn, doanh nghiệp nhà nước) nên sản xuất kinh doanh thường theo phong trào, chưa khoa học, dự báo mọi mặt chưa chuẩn xác do đó nhiều cơ sở hiệu quả kinh doanh thấp. 

    – Sản xuất chăn nuôi gia cầm qui mô nhỏ, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa được giết mổ chế biến tập trung, giá thành cao hiệu quả kinh tế thấp, nên khó cạnh tranh. 

    – Chưa hình thành hệ thống giống gia cầm theo hình tháp cho nên chưa chủ động cung ứng giống tốt cho các cơ sở chăn nuôi. Nhiều giống gia cầm ngoại nhập nội, nhưng mới chỉ cấp giống ông bà và bố mẹ, nên phải nhập tiếp chưa chủ động được giống tốt trong quá trình sản xuất, kinh doanh chăn nuôi. 

    – Thức ăn chăn nuôi giá thành cao do nguyên liệu phải nhập như ngô, đỗ tương, bột cá, Premix, các chất bổ sung khác. 

    – Cơ sở giết mổ gia cầm tập trung còn ít, nhiều cơ sở chưa chủ động được nguyên liệu hầu hết giết mổ phân tán, tự do. 

    – Phòng chống dịch bệnh khó khăn, nhiều vùng xảy ra dịch bệnh gây thiệt hại không nhỏ, dịch cúm đang tái phát là mối hoạ lớn đối với ngành chăn nuôi gia cầm. 

    – Thị trường gia cầm mới ở trong nước. 

    – Xuất khẩu sản phẩm gia cầm chưa có nguồn, chất lượng chưa đảm bảo, giá thành cao. 

    – Vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều tồn tại, chưa kiểm soát được hết, kiểm dịch sản phẩm khó khăn nhất là các chợ gia cầm sống. 

    – Các cơ sở sản xuất giống, thức ăn, thuốc thú y chưa quan tâm đúng mức đến khách hàng của mình, chưa xác định được đây là mối quan hệ hiện có rất quan trọng (cùng tồn tại và phát triển và ngược lại) 

    II. Mục tiêu, Phương pháp phát triển chăn nuôi gia cầm trong thời gian tới 
    1. Mục tiêu 

    – Khống chế được dịch cúm gia cầm. 

    – Khôi phục và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia cầm phấn đấu đến năm 2010 đạt: Tổng đàn gia cầm 275 -280 triệu con, khối lượng thịt 420 -430 ngàn tấn, 5,5-6,0 tỷ quả trứng. Đến 2015 theo số liệu kiểm kê: tổng đàn gia cầm đạt 405 -410 triệu con, khối lượng thịt 640-650 nghìn tấn, 7,50- 8,00 tỷ quả trứng (số liệu sản xuất ra bằng 2-2,5 lần số liệu liệt kê) 

    – Hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm – cạnh tranh được với thị trường nhập nội 

    2. Phương hướng và phát triển 

    – Phát triển chăn nuôi gia cầm toàn diện ở mọi vùng sinh thái. 

    – Khuyến khích phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung, nhất là chăn nuôi gia cầm tập trung qui mô vừa và quy mô lớn, nuôi theo phương thấp tự động hoá và bán tự động hoá, giảm dần qui mô chăn nuôi nhỏ lẻ thả rông, từng bước đưa chăn nuôi gia cầm phát triển bền vững. 

    Chọn lọc, nhân thuần các giống gia cầm nội, nhập nội những dòng giống gia cầm thuần chủng và ông bà chất lượng cao nuôi thích nghi, chọn lọc lai tạo các dòng giống gia cầm phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam tiến tới chủ động được con giống, coi trọng công tác phòng chống dịch bệnh, đồng thời ứng dụng nhanh và đồng bộ những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, gắn sản xuất với giết mổ, chế biến và tạo được thị trường trong nước và hướng tới suất khẩu. 

    III. Một số giải pháp nâng cao năng lực sản xuất chất lượng và giảm giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh 

    1. Những người sản xuất, kinh doanh phải nâng cao trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật để có điều kiện thay đổi tư duy: 

    Nếu không có trình độ mà nhiệt tình làm, sẽ dẫn đến thất bại là điều chắc chắn. 

    Ngoài hệ thống đào tạo tại các trường có thể đào tạo bồi dưỡng các khoá học ngắn ngày để bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý khoa học kỹ thuật cho và những người sản xuất kinh doanh gia cầm. 

    Những chuyển đổi tư duy đó là: 

    – Có kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh 

    – Tìm kiếm đối tác liên doanh, liên kết hoặc phối hợp tổ chức sản xuất kinh doanh từng khâu. 

    – Có biện pháp thu hút nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài vào sản xuất chăn nuôi khép kín đến giết mổ, chế biến, tiêu thụ. 

    – Tăng cường công tác tiếp thị cho đầu vào, đầu ra. 

    – Thông qua liên kết 4 nhà (nông dân, doanh nghiệp, quản lý, khoa học) để gắn bó thống nhất. 

    – Hạn chế tối đa cạnh tranh nội bộ bất lợi. 

    2. Chuyển đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, thả rông, quảng canh, tự cung, tự cấp, sang chăn nuôi tập trung có khoanh bao che chắn, có kiểm soát, thâm canh thương mại (sản xuất hàng hoá). 

    3. Chuyển đổi sản xuất và quản lý đàn giống. 

    – Tăng cường đầu tư quản lý đảm bảo đúng chất lượng và đủ số lượng con giống cung cấp cho sản xuất. 

    – Những giống gia cầm nội là những giống gia cầm quý, cần đầu tư 1 -2 cơ sở chọn lọc, nhân thuần để làm nguyên liệu lai tạo với các giống gia cầm nhập nội, đồng thời cung cấp con giống cho sản xuất. 

    – Đầu tư nâng cấp các cơ sở nuôi giữ nhân giống gia cầm giống gốc. Nhà nước cần rà soát những cơ sở này, phân công, phân cấp nuôi giữ và nhân đàn gia cầm giống gốc cung cấp cho các địa phương và sản xuất. 

    – Khuyến khích hỗ trợ các thành phần kinh tế sản xuất con giống. 

    – Nhà nước cần giám sát chặt chẽ việc nhập nội giống gia cầm, ngăn chặn việc nhập lậu con giống. 

    – Các tỉnh nên đầu tư, xây dựng trung tâm hoặc cơ sở nuôi giữ và nhân giống gia cầm của tỉnh. 

    4. Chuyển đổi giết mổ gia cầm phân tán, nhỏ lẻ sang giết mổ và chế biến gia cầm tập trung, công nghiệp. 

    – Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đối với người tiêu dùng hiểu rõ tác hại của việc sử dụng sản phẩm gia cầm không đảm bảo vệ sinh và lợi ích việc sử dụng sản phẩm sau giết mổ an toàn thực phẩm. 

    – Trước mắt nên đầu tư cơ sở nhỏ và vừa, từng bước nâng cấp qui mô cho phù hợp. 

    – Triển khai thí điểm ở một số thành phố lớn rút kinh nghiệm nhân rộng ra toàn quốc. 

    – Cần có những chính sách khuyến khích và hỗ trợ đúng mức. 

    – Nhà nước khuyến khích những tổ chức và cá nhân có điều kiện đầu tư khép kín. 

    – Các cơ sở giết mổ phải thực hiện nghiêm các qui định về xây dựng và vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ động được nguyên liệu, đảm bảo chất lượng và thương hiệu sản phẩm. 

    – Tổ chức tốt chợ gia cầm sống ở nông thôn, kiểm soát thú y chặt chẽ nhằm góp phần khống chế dịch bệnh nói chung và dịch cúm gia cầm nói riêng đạt kết quả tốt. 

    5. Tăng cường công tác Thú y 

    – Hoàn thiện hệ thống tổ chức thú y từ Trung ương đến xã. 

    – Thực hiện thật tốt an toàn sinh học: 

    + Tiêm phòng đúng, đủ các loại vacxin: Đặc biệt là vacxin cúm gia cầm cho tất cả đàn gia cầm nuôi tập trung, nuôi phân tán với tỷ lệ 100%. 

    + Chăn nuôi phải chịu sự kiểm soát của thú y 

    + Đầu tư cơ sở vật chất thoả đáng cho ngành thú y để có điều kiện chủ chương phòng chống địch cúm nói chung và dịch cúm gia cầm nói riêng. 

    + Cấm chăn nuôi nội thành, nội thị và nơi tập trung dân cư, cấm nuôi gà thả rông và vịt chạy đồng. 

    + Khuyến khích phát triển các tổ chức thú y tư nhân để tăng cường biện pháp phòng chống dịch của địa phương. 

    6. Coi trọng việc sản xuất chế biến và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi. 

    Thức ăn chiếm khoảng 70% giá thành sản phẩm chăn nuôi trong khi đó nguyên liệu phải nhập khá lớn: Ngô, đỗ tương, bột cá và các loại thức ăn bổ sung. Vì vậy giá thành sản phẩm cao, đây là một khó khăn rất lớn đối với ngành chăn nuôi. 

    Để giảm giá thành thức ăn, cần quy hoạch vùng sản xuất ngô, đỗ tương và bột cá, và có chính sách thuế nhập các nguyên liệu thức ăn phù hợp, khi giá thức ăn giảm thì giá thành sản phẩm chăn nuôi giảm, được thị trường trong nước, ngoài nước chấp nhận sẽ khuyến khích và tạo điều kiện phát triển chăn nuôi một cách bền vững. 

    IV. Kiến nghị 

    1. Cần có tầm nhìn vĩ mô để tránh những giải pháp đối phó (chữa cháy). Mạnh dạn đầu tư đồng bộ về mọi mặt cho ngành chăn nuôi và thú y từ Trung ương đến địa phương. Việc đầu tư này có lợi gấp nghìn lần, bởi nó không mất đi mà nó còn tăng cường cơ sở vật chất cho ngành, cho xã hội và tăng hiệu quả. 

    2. Đề nghị Nhà nước qui hoạch vùng sản xuất thức ăn chăn nuôi (ngô, đỗ tương, bột cá). 

    – Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT tăng cường kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi trên thị trường và sớm hoàn thiện tiêu chuẩn thức ăn cho tất cả các loại gia súc, gia cầm. 

    3. Đầu tư: 100% đường giao thông, hệ thống điện, nước, xử lý môi trường… và miễn thuế sử dụng đất từ 5-7 năm, lãi suất bằng 0 ít nhất 3 năm đối với vốn vay, miễn các loại thuế 5 năm đầu đối với khu chăn nuôi và giết mổ gia cầm tập trung. 

    4. Hỗ trợ trang thiết bị và hỗ trợ giá tiêu thụ sản phẩm đối với cơ sở giết mổ tập trung: từ 2 đến 3 năm đầu để có điều kiện cạnh tranh với sản phẩm giết mổ nhỏ lẻ, phân tán. 

    5. Nhà nước khuyến khích các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư liên doanh liên kết xây dựng các cơ sở sản xuất con giống và kinh doanh gia cầm khép kín từ khâu sản xuất thức ăn, con giống, gia cầm thương phẩm; giết mổ; chế biến và tiêu thụ sản phẩm. 

    6. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, chỉ đạo một số tỉnh thành xây dựng một số mô hình: 

    a) Mô hình “chăn nuôi an toàn dịch bệnh” 

    b) Mô hình “chăn nuôi gia cầm bền vững” 

    c) Mô hình giết mổ chế biến gia cầm “an toàn thực phẩm” 

    d) Mô hình sản xuất ngô, đỗ tương và bột cá làm thức ăn chăn nuôi. 

    Tổng kết, rút kinh nghiệm cho các tỉnh thành thực hiện.

    Bình luận
  2. a) Những điều kiện phát triển ngành chăn nuôi

    – Thuận lợi:
    + Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn: hoa màu lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm của ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp,…
    + Các dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.
    + Người dân có kinh nghiệm chăn nuôi..
    + Thị trường tiêu thụ rộng lớn,…– Khó khăn:
    + Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao vẫn còn ít, chất lượng chưa cao.
    + Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn đe dọa lan tràn trên diện rộng, hiệu quả chăn nuôi chưa cao và chưa ổn định.

    Bình luận

Viết một bình luận