Năng lượng tái tạo là năng lượng từ các nguồn tài nguyên được bổ sung liên tục và không thể bị cạn kiệt, chẳng hạn như năng lượng mặt trời, thủy điện, gió, địa nhiệt, đại dương và sinh học. Chúng là một nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm không khí, và không đóng góp vào sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, hiệu ứng nhà kính. Vì các nguồn năng lượng này là tự nhiên nên chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp. Tuy nhiên, một hạn chế chung cho tất cả các nguồn năng lượng tái tạo là rất khó khăn để sản xuất ra một sản lượng điện lớn, đồng thời là công nghệ mới nên chi phí đầu tư ban đầu là rất lớn.
Nguồn năng lượng mặt trời:Là nguồn năng lượng phong phú, xanh, sạch, thân thiện với môi trường, nó có thể áp dụng ở bất cứ nơi nào miễn nơi đó có ánh sáng mặt trời. Chi phí thực hiện nguồn năng lượng này đang được giảm nhanh chóng và dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo do đó nó thực sự là một năng lượng tương lai đầy hứa hẹn cho cả khả năng phát triển kinh tế và môi trường bền vững. Tuy nhiên nó bị giới hạn là phụ thuộc vào thời tiết trong ngày và chỉ hoạt động vào ban ngày, để tạo được nguồn điện lớn cần phải có một khu vực rộng lớn để đặt các tấm pin mặt trời, các tấm pin này cũng rất dễ hư hỏng, tạo ra nguồn rác thải điện tử độc hại nếu không được xử lý đúng cách…
Nguồn năng lượng gió:Là nguồn năng lượng thân thiện với môi trường xung quanh, tua bin gió chiếm ít không gian hơn nên vùng đất xung quanh sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích – ví dụ cho nông nghiệp. Nó là một nguồn tài nguyên tuyệt vời để tạo ra năng lượng tại các địa điểm từ xa như các vùng miền núi, nông thôn và hải đảo. Khi kết hợp với năng lượng mặt trời, nguồn năng lượng này sẽ tạo được một lượng điện ổn định và bền vứng Tuy nhiên, yếu tố gió không thực sự đáng tin cậy, hiệu suất sản xuất điện thấp, hoạt động gây ra tiếng ồn, chi phí đầu tư lớn.
Năng lượng thủy điện:là một nguồn năng lượng sạch, tạo được một nguồn điện rất lớn cho nhu cầu an ninh năng lượng, góp phần phòng chống lũ cho vùng hạ lưu, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng núi, vùng dân tộc thiểu số. Tuy vậy, việc khai thác thủy điện sẽ làm mất rừng, mất diện tích đất canh tác, làm thay đổi chế độ thủy văn, dòng chảy các lưu vực sông, mất nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất, ảnh hưởng đến hệ sinh thái trên sông, tình trạng tái định cư đối với những người dân buộc phải di dời nhường đất lại cho công trình…
Năng lượng sinh học:Là một nguồn năng lượng được tạo ra từ các nguồn như gỗ, các sản phẩm nông nghiệp và rác thải động thực vật. Việc phát triển các loại cây trồng để tạo năng lượng sinh học có tác dụng làm giảm mức độ carbon dioxide và tạo ra lượng oxy đáng kể cho môi trường, giúp làm giảm sự nóng lên của trái đất. Quá trình tạo năng lượng sinh học từ chất thải sẽ loại bỏ đi các bãi chôn xử lý rác, giúp chúng ta tạo ra được nguồn năng lượng có ích từ những rác thải. Tuy nhiên chi phí xây dựng của công trình là rất cao, một số người không thích sử dụng khí sinh học được sản xuất từ chất thải, nhà máy khí sinh học tạo ra mùi khó chịu cho môi trường chung quanh….
Năng lượng đại dương (Ocean energy):Có hai dạng năng lượng, năng lượng nhiệt và năng lượng cơ học. Năng lượng cơ học được tạo ra từ thủy triều và sóng, năng lượng nhiệt hoạt động dựa trên sự chênh lệch nhiệt độ giữa vùng nước lạnh sâu và vùng nước ấm trên mặt biển để chạy một động cơ sản xuất ra điện. Đây là một dạng năng lượng sạch và tiềm năng rất lớn, tuy nhiên, chi phí hoạt động rất cao, và việc xây dựng ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển .
Từ những vấn đề có thể thấy rằng việc phát triển năng lượng tái tạo sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Việt Nam với lợi thế là một trong những nước nằm trong dãi phân bổ ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong năm trên bản đồ bức xạ của thế giới, với bờ biển dài hơn 3.000km và lượng gió tại nhiều vùng miền rất dồi dào, chúng ta cần nghiên cứu, tiếp cận những công nghệ mới hơn, hiện đại hơn để loại bỏ được những nhược điểm của nguồn năng lượng tái tạo và đưa chúng trở thành nguồn cung cấp năng lượng chính trong tương lai.
Ưu điểm : giảm hóa đơn tiền điện
Ứng dụng đa dạng
Chi phí bảo trì thấp
Nhược điểm: giá thành còn khá cao
Phụ thuộc vào thời tiết
Năng lượng tái tạo là năng lượng từ các nguồn tài nguyên được bổ sung liên tục và không thể bị cạn kiệt, chẳng hạn như năng lượng mặt trời, thủy điện, gió, địa nhiệt, đại dương và sinh học. Chúng là một nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm không khí, và không đóng góp vào sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, hiệu ứng nhà kính. Vì các nguồn năng lượng này là tự nhiên nên chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp. Tuy nhiên, một hạn chế chung cho tất cả các nguồn năng lượng tái tạo là rất khó khăn để sản xuất ra một sản lượng điện lớn, đồng thời là công nghệ mới nên chi phí đầu tư ban đầu là rất lớn.
Nguồn năng lượng mặt trời: Là nguồn năng lượng phong phú, xanh, sạch, thân thiện với môi trường, nó có thể áp dụng ở bất cứ nơi nào miễn nơi đó có ánh sáng mặt trời. Chi phí thực hiện nguồn năng lượng này đang được giảm nhanh chóng và dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo do đó nó thực sự là một năng lượng tương lai đầy hứa hẹn cho cả khả năng phát triển kinh tế và môi trường bền vững. Tuy nhiên nó bị giới hạn là phụ thuộc vào thời tiết trong ngày và chỉ hoạt động vào ban ngày, để tạo được nguồn điện lớn cần phải có một khu vực rộng lớn để đặt các tấm pin mặt trời, các tấm pin này cũng rất dễ hư hỏng, tạo ra nguồn rác thải điện tử độc hại nếu không được xử lý đúng cách…
Nguồn năng lượng gió: Là nguồn năng lượng thân thiện với môi trường xung quanh, tua bin gió chiếm ít không gian hơn nên vùng đất xung quanh sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích – ví dụ cho nông nghiệp. Nó là một nguồn tài nguyên tuyệt vời để tạo ra năng lượng tại các địa điểm từ xa như các vùng miền núi, nông thôn và hải đảo. Khi kết hợp với năng lượng mặt trời, nguồn năng lượng này sẽ tạo được một lượng điện ổn định và bền vứng Tuy nhiên, yếu tố gió không thực sự đáng tin cậy, hiệu suất sản xuất điện thấp, hoạt động gây ra tiếng ồn, chi phí đầu tư lớn.
Năng lượng thủy điện: là một nguồn năng lượng sạch, tạo được một nguồn điện rất lớn cho nhu cầu an ninh năng lượng, góp phần phòng chống lũ cho vùng hạ lưu, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng núi, vùng dân tộc thiểu số. Tuy vậy, việc khai thác thủy điện sẽ làm mất rừng, mất diện tích đất canh tác, làm thay đổi chế độ thủy văn, dòng chảy các lưu vực sông, mất nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất, ảnh hưởng đến hệ sinh thái trên sông, tình trạng tái định cư đối với những người dân buộc phải di dời nhường đất lại cho công trình…
Năng lượng sinh học: Là một nguồn năng lượng được tạo ra từ các nguồn như gỗ, các sản phẩm nông nghiệp và rác thải động thực vật. Việc phát triển các loại cây trồng để tạo năng lượng sinh học có tác dụng làm giảm mức độ carbon dioxide và tạo ra lượng oxy đáng kể cho môi trường, giúp làm giảm sự nóng lên của trái đất. Quá trình tạo năng lượng sinh học từ chất thải sẽ loại bỏ đi các bãi chôn xử lý rác, giúp chúng ta tạo ra được nguồn năng lượng có ích từ những rác thải. Tuy nhiên chi phí xây dựng của công trình là rất cao, một số người không thích sử dụng khí sinh học được sản xuất từ chất thải, nhà máy khí sinh học tạo ra mùi khó chịu cho môi trường chung quanh….
Năng lượng đại dương (Ocean energy): Có hai dạng năng lượng, năng lượng nhiệt và năng lượng cơ học. Năng lượng cơ học được tạo ra từ thủy triều và sóng, năng lượng nhiệt hoạt động dựa trên sự chênh lệch nhiệt độ giữa vùng nước lạnh sâu và vùng nước ấm trên mặt biển để chạy một động cơ sản xuất ra điện. Đây là một dạng năng lượng sạch và tiềm năng rất lớn, tuy nhiên, chi phí hoạt động rất cao, và việc xây dựng ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển .
Từ những vấn đề có thể thấy rằng việc phát triển năng lượng tái tạo sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Việt Nam với lợi thế là một trong những nước nằm trong dãi phân bổ ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong năm trên bản đồ bức xạ của thế giới, với bờ biển dài hơn 3.000km và lượng gió tại nhiều vùng miền rất dồi dào, chúng ta cần nghiên cứu, tiếp cận những công nghệ mới hơn, hiện đại hơn để loại bỏ được những nhược điểm của nguồn năng lượng tái tạo và đưa chúng trở thành nguồn cung cấp năng lượng chính trong tương lai.
chúc bạn học tốt