Phân tích cảm thụ các câu sau: “Giấy đỏ buồn không thắm, Mực đọng trong nghiên sầu” “Lá vàng rơi trên giấy, Ngoài trời mưa bụi bay” “Cánh buồm g

Phân tích cảm thụ các câu sau:
“Giấy đỏ buồn không thắm,
Mực đọng trong nghiên sầu”
“Lá vàng rơi trên giấy,
Ngoài trời mưa bụi bay”
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng,
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.

0 bình luận về “Phân tích cảm thụ các câu sau: “Giấy đỏ buồn không thắm, Mực đọng trong nghiên sầu” “Lá vàng rơi trên giấy, Ngoài trời mưa bụi bay” “Cánh buồm g”

  1. “Giấy đỏ buồn không thắm,

    Mực đọng trong nghiên sầu”

                ⇒ Câu thơ trên được trích trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đính Liên. Giấy , Mực là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với nghề viết chữ ngày xưa. Những vật tưởng chừng như vô tri vô giác ấy đã được nhân hóa lên mộ cách sinh động dưới ngồi bút tinh tế của nhà thơ. Giấy đỏ và mực cũng biết buồn , biết sầu thế hiện cho nỗi thấm khổ của ông đồ trước khung cảnh vắng vẻ, hiu quạnh.

    “Lá vàng rơi trên giấy

    Ngoài trời mưa bụi bay”

                      ⇒ Câu thơ trên được trích trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đính Liên. Hai câu thơ cực tả cái cảnh thê lương của nghề viết và sự árn ảnh ngày tàn của nền Nho học được viết ra bởi trái tim cảm thương thăm thẳm. Khung cảnh mùa thu hiu quạnh ấy đã nói lên nỗi buồn xa xăm của ông đồ.

    “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng,

    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

                          ⇒Hai câu thơ trên đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp: cánh buồm trắng no căng gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Phép so sánh ấy đối tượng trừu tượng so sánh với đối tượng cụ thể. Cánh buồm ở đây được so sánh với mảnh hồn làng thể hiện sự chăm chỉ, cần cù và bao đức tính quí báu của người dân vùng biển . Cánh buồm như một người bạn luôn bảo vệ, rướn thân trắng để trở che cho làng chài.

    “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

    Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”

                                ⇒Làn da ngăm rám nắng” là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi.”Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”.
    là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương mênh mông. Thường thì “Vị xa xăm” chỉ có thể cảm nhận = vị giác nhưng ở đay tác giả xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng.
    “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,

    Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.

                                  ⇒Sau những chuyến ra khơi chiếc thuyền chở về với những con cá thơm ngon nhưng không quên theo đó là sự mệt mỏi. Chiếc thuyền đã được tác giả nhân hóa như con người cũng biết mệt mỏi trở về bến nằm”Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”, – tác giả đã nhân hóa con thuyền qua từ “nghe”, giúp người đọc cảm nhận được con thuyền như cơ thể sống, nhận biết được chất muối đang ngấm dần vào da thịt mình, và cũng giống như con người từng trải. Không chỉ vậy tác giả còn sử dụng thêm phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua thừ “nghe” .

                  

    Bình luận
  2. “Giấy đỏ buồn không thắm

    Mực đọng trong nghiên sầu”.

           “Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. “Giấy đỏ buồn không thắm”, “không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy: “mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng.

    Lá vàng rơi trên giấy
    Ngoài giời mưa bụi bay
    Nhưng thật băn khoăn tại sao giờ đang là mùa xuân lại có lá vàng rơi? Phải chăng hình ảnh lá vàng rơi gợi đến sự tàn phai, tàn lụi về 1 thời kỳ, 1 lớp người trong xã hội và 1 phong tục tập quán đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam là chơi câu đối dỏ ngày tết giờ cũng trở thành quá khứ. Hình ảnh ông đồ cũng giống như hình ảnh lá vàng rơi, đã gắng níu kéo cuộc đời thầm lặng của mình nhưng so với thời đại mới thì chỉ còn là chiếc lá úa tàn đang rơi rụng . Nỗi buồn ấy âm thầm, tê tái nó đã khiến cơn mưa xuân vốn sức sống bền bỉ cũng trở nên đìu hiu xót xa
    Ngoài giời mưa bụi bay
    Giời – đó phải chăng là cách nói dân gian của những người tưởng như đã xa xưa lắm nhưng vẫn luôn hiện hữu . Câu thơ gợi ra tâm trạng buồn thảm của ông đồ trước cơn mưa bụi nhạt nhòa. Dẫu chỉ là mưa bay, mưa bụi nhưng nó cũng đủ sức xóa sạch đi dấu vết của 1 lớp người. Tuy đã không còn được người đời yêu mến, trong vọng nữa nhưng đối với nhà thơ thì hình ảnh này vẫn luôn khắc sâu trong trái tim

    Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng

    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

    Hai câu thơ trên đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp: cánh buồm trắng no căng gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Tế Hanh đã có một so sánh rất lạ: “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Phép so sánh thường lấy đối tượng trừu tượng so sánh với đối tượng cụ thể để người đọc, người nghe hình dung rõ về đối tượng trừu tượng đó. Trong phép so sánh của Tế Hanh, nhà thơ lại lấy một hình ảnh cụ thể “cánh buồm” để so sánh với một hình ảnh trừu tượng” mảnh hồn làng”. Viết như vậy thật độc đáo! “Mảnh hồn làng” gợi đến truyền thống chăm chỉ, cần cù và bao đức tính quí báu của người dân vùng biển. So sánh “cánh buồm ” với “mảnh hồn làng” khiến hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng, xúc động biết bao. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Động từ “rướn “ rất mạnh mẽ và hình ảnh “rướn thân trắng” cũng vô cùng gợi cảm, nó gợi đến sự trong sáng, vẻ thuần khiết của “cánh buồm” và cũng là của “mảnh hồn làng”. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương”.

    “Dân chài lưới làn da ngăm rám nấng

     Cả thân hình nồng thờ vị xa xăm”.

           Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. “Làn da ngăm rám nắng” là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”. Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ “cả thân hình” đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. “Vị xa xăm” là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, “xa xăm” vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ “nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười… đều sáng bừng sự sống.

    “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

    Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.

           Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm”. Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. “Nghe” là động từ chỉ hoạt động của thính giác, “thấm” lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền… Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.

    Bình luận

Viết một bình luận